Bài 5: Lập mệnh đề P => Q và xét tính đúng sai của nó, với
a)P: “2 < 3”, Q: “-4 < -6”;
b)P: “4 = 1”, Q: “3 = 0”;
a) “Nếu 2 < 3 thì -4 < -6”. Mệnh đề sai.
b) “Nếu 4 = 1 thì 3 = 0”. Mệnh đề đúng.
Bài 6: Cho a là số tự nhiên, xét các mệnh đề P : “a có tận cùng là 0”, Q: “a chia hết cho 5”.
a) Phát biểu mệnh đề P => Q và mệnh đề đảo của nó;
b) Xét tính đúng sai của cả hai mệnh đề trên.
Advertisements (Quảng cáo)
a)(P =>Q): “Nếu a có tận cùng bằng 0 thì a chia hết cho 5”. Mệnh đề đảo (Q=>P): “Nếu a chia hết cho 5 thì a có tận cùng bằng 0”.
b)(P=>Q) đúng, (Q=>P) sai.
Bài 7: Với mỗi số thực x, xét các mệnh đề P: “”, Q: “x = 1”
a)Phát biểu mệnh đề P => Q và mệnh đề đảo của nó;
b)Xét tính đúng sai của mệnh đề Q => P;
Advertisements (Quảng cáo)
c)Chỉ ra một giá trị của x mà mệnh đề P => Q sai.
a )(P=>Q): “Nếu \({x^2} = 1\) thì x =1”. Mệnh đề đảo là: “Nếu x = 1 thì \({x^2} = 1\) thì x =1”.
b) Mệnh đề đảo “Nếu x = 1 thì \({x^2} = 1\) thì x =1” là đúng.
c)Với x = -1 thì mệnh đề (P=>Q) sai.
Bài 8: Với mỗi số thực x, xét các mệnh đề P: “x là một số hữu tỉ”, Q: “là một số hữu tỉ”.
a)Phát biểu mệnh đề P => Q và xét tính đúng sai của nó;
b)Phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề trên;
c)Chỉ ra một giá trị của x mà mệnh đề đảo sai.
a)(P=>Q): “Nếu x là một số hữu tỉ thì \({x^2}\) cũng là một số hữu tỉ”. Mệnh đề đúng.
b)Mệnh đề đảo là “Nếu \({x^2}\) là một số hữu tỉ thì x là một số hữu tỉ”.
c)Chẳng hạn, với \(x = \sqrt 2 \) mệnh đề này sai.