Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 9, 10, 11, 12 trang 106, 107 SBT Sinh 10: Thế nào là chu trình tan ?

Chương VII Virus và bệnh truyền nhiễm SBT Sinh lớp 10. Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 106, 107 Sách bài tập Sinh học 10. Giải bài tập trang 106, 107 chương VII Virus và bệnh truyền nhiễm Sách bài tập (SBT) Sinh học 10. Câu 9: Hãy nêu các giai đoạn nhân lên của virut…

Bài 9: Hãy nêu các giai đoạn nhân lên của virut.

Bất kì virut nào khi nhân lên cũng phải trải qua 5 giai đoạn :

a)   Hấp phụ:

Virut gắn đặc hiệu phân tử prôtêin bề mặt của mình vào thụ thể tương ứng nằm trên bề mặt tế bào chủ. Đây là động tác “nhận diện” tế bào chủ phù hợp.

b)  Xâm nhập:

–     Hầu hết các phagơ tiết lizoxim phá huỷ thành tế bào vi khuẩn sau đó bơm axit nuclêic vào trong tế bào còn vỏ prôtêin nằm ngoài.

–     Hầu hết virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào theo lối nhập bào hoặc dung hợp với màng sinh chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic vào tế bào chất.

Advertisements (Quảng cáo)

c)   Sinh tổng hợp:

Virut chỉ sử dụng nguyên liệu và bộ máy tổng hợp của tế bào để tạo hệ gen và Prôtêin capsit của mình.

d)   Lắp ráp:

Các thành phần của virut (axit Nuclêic và Prôtêin) sau khi được tổng hợp sẽ tự lắp ráp một cách ngẫu nhiên với nhau để tạo virut hoàn chỉnh

e)  Giải phóng:

Advertisements (Quảng cáo)

Hạt virut hoàn chỉnh còn gọi là virion, nhờ Lizozim phá vỡ tế bào để ồ ạt ra ngoài (tế bào sẽ chết) hoặc ra từ từ theo cách nảy chồi (tế bào còn sống một thời gian).

Bài 10: Thế nào là chu trình tan ?

Chu trình nhân lên, kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào, gọi là chu trình tan. Virut chỉ nhân lên theo chu trình tan gọi là virut độc.

Bài 11: Thế nào là chu trình tiềm tan ?

Chu trình lây nhiễm không tạo ra virut mới hay không giết chết tế bào, mà gắn hệ gen của mình vào NST của tế bào, được gọi là chu trình tiềm tan. ADN virut ở trạng thái tiềm tan gọi là Prôvirut, còn bản thân virut được gọi là virut ôn hoà.

Bài 12: Virut động vật xâm nhập vào tế bào theo cơ chế nào ?

Virut động vật xâm nhập vào tế bào theo hai cách :

–    Một số virut có vỏ ngoài dung hợp với màng sinh chất để đẩy nuclêôcapsit vào tế bào.

–    Một số virut có vỏ ngoài và virut trần (không có vỏ ngoài) xâm nhập vào tế bào theo cách nhập bào. Khi ở trong tế bào, Enzim từ Lizôxôm tiến hành phân giải Prôtêin capsit để giải phóng Genom.

Advertisements (Quảng cáo)