Chương VII Virus và bệnh truyền nhiễm SBT Sinh lớp 10. Giải bài 13, 14, 15, 16 trang 107, 108 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 13: Phagơ xâm nhập vào tế bào như thế nào ?…
Bài 13: Phagơ xâm nhập vào tế bào như thế nào ?
Trước hết đầu mút sợi lông đuôi của phagơ gắn đặc hiệu vào thụ thể bề mật của tế bào, rồi tiết Lizôzim phá huỷ thành tế bào, sau đó bao đuôi co lại đẩy ống trục đâm xuyên qua thành tế bào và màng sinh chất để bơm ADN vào tế bào, còn vỏ Capsit nằm bên ngoài tế bào.
Bài 14: Thế nào là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do HIV gây ra ?
HIV tấn công vào các tế bào của hệ miễn dịch, như tế bào T4 và đại thực bào. Khi số lượng các tế bào này bị giảm sẽ dẫn đến khả năng suy giảm miễn dịch của cơ thể. Các vi sinh vật lợi dụng cơ hội này để tấn công gọi là vi sinh vật cơ hội và bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội. AIDS là một biểu hiện của bệnh cơ hội.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 15: Ở chu trình tiềm tan, muốn chuyển sang chu trình tan thì genom cùa phagơ phải tách khỏi NST của tế bàoỂ ở HIV có như vậy không ?
Advertisements (Quảng cáo)
Genom của HIV gắn vào NST của tế bào T4. Ở trạng thái provirrut nó vẫn có thể tiến hành phiên mã mà không cần phải tách khỏi NST của tế bào.
Bài 16: Hãy nêu một vài tính chất cơ bản để phân biệt vi khuẩn với virut.
– Vi khuẩn là cơ thể sống, có cấu tạo tế bào. Virut chưa phải là cơ thể sống và chưa có cấu tạo tế bào.
– Genom virut là một loại axit nucleic ADN hoặc ARN. Virut chỉ chứa một loại axit Nucỉêic là Genom. Genom của vi khuẩn bao giờ cũng là ADN xoắn kép. Vi khuẩn chứa cả ADN và ARN.
– Vi khuẩn có đầy đủ điều kiện để tiến hành trao đổi chất và sinh sản, còn virut thì không, nên nó là kí sinh nội bào bắt buộc.
– Vi khuẩn mẫn cảm với thuốc kháng sinh, còn virut thì không.