Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 25, 26, 27, 28 trang 109, 110 SBT Sinh 10:  Virut có những ứng dụng gì trong thực tiễn ?

Chương VII Virus và bệnh truyền nhiễm SBT Sinh lớp 10. Giải bài 25, 26, 27, 28 trang 109, 110 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 25: Điều gì khiến cho người không bao giờ bị mắc phải bệnh toi gà cũng như một số bệnh của chó cảnh…

Bài 25: Điều gì khiến cho người không bao giờ bị mắc phải bệnh toi gà cũng như một số bệnh của chó cảnh.

Muốn xâm nhập vào tế bào, virut phải gắn một cách đặc hiệu prôtêin bé mặt của mình vào thụ thể bề mặt của tế bào. Các virrut gây bệnh kể trên không: tìm thấy thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào người, nên không xâm nhập được vào tế bào người để gây bệnh.

Bài 26: Virut có những ứng dụng gì trong thực tiễn ?

–     Do có cấu tạo đơn giản nên virut được chọn làm mô hình để nghiên cứu nhiều vấn đề cơ bản trong sinh học.

Advertisements (Quảng cáo)

–     Virut kí sinh ở côn trùng có thể được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học.

–     Để sản xuất các chất mong muốn (vacxin, enzim…), người ta gắn các gen mã hoá cho các chất này vào hệ gen của virut rồi đưa vào vi khuẩn hoặc nấm men, sau đó nuôi trong môi trường dinh dưỡng cho chúng nhân lên, biểu hiện rồi tách chiết.

Bài 27: Thông qua quá trình nhân lên của phagơ T trong tế bào vi khuẩn, bằng cách nào các nhà khoa học chứng minh được rằng chính ADN chứ không phải Prôtêin là vật chất di truyền ?

Advertisements (Quảng cáo)

Sau khi gắn vào thụ thể, phagơ bơm ADN vào trong tế bào còn vỏ Prôtêin Capsit nằm ngoài. Nếu dùng đồng vị phóng xạ để đánh dấu ADN (P32) và prôtêin (S35) thì ở thế hệ virut con chỉ thấy đồng vị phóng xạ P32 của ADN, mà không có đồng vị phóng xạ S35 của Prôtêin. Điều đó chứng tỏ Prôtêin không phải là vật chất di truyền.

Bài 28: Thế nào là bệnh truyền nhiễm ?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tuỳ tác nhân mà có thể lây theo các con đường khác nhau :

–    Qua tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương, sử dụng chung đồ vật đã bị nhiễm, quan hệ tình dục không an toàn…).

–    Do hít phải các giọt .tiết của người bệnh bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.

–    Do sử dụng đồ ăn, thức uống đã nhiễm tác nhân gây bệnh.

–    Do mẹ truyền sang con qua nhau thai, khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

Advertisements (Quảng cáo)