Bài 15: a) So sánh diện tích bẽ mặt giữa màng ngoài và màng trong ti thể, màng nào có diện tích lớn hơn. Vì sao ?
b) Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy điên (trạm năng lượng) của tế bào ?
a) Diện tích bề mạt của màng trong ti thể lớn hơn màng ngoài rất nhiều, vì màng ngoài trơn nhẩn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể kiểu cài răng lược, hướng vào phía trong chất nền tạo ra các mào. Trên mào có nhiều loại enzim hô hấp. Vì vậy, màng trong ti thể có diện tích tiếp xúc lớn hơn.
b) Ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp nội bào, cung cấp phần lớn năng lượng cho các hoạt động của tế bào dưới dạng các phân tử ATP.
Bài 16: Lấy ví dụ chứng minh rằng kích thước, hình dạng có liên quan tới chức năng của tế bào.
– Tế bào vi khuẩn nhỏ tạo điều kiện cho sự trao đổi chất mạnh mẽ nên vi khuẩn sinh trưởng và phân chia nhanh.
– Tế bào lông hút có dạng sợi nhỏ và dài nên dễ len lỏi trong các khe hở của đất, hút nước và muối khoáng cho cây.
– Tế bào ở mô giậu của lá cây có hình khối dẹt và dài làm tăng diện tích trao đổi chất và năng lượng, đồng thời giữ được hình dạng ổn định vững chắc.
Advertisements (Quảng cáo)
– Tế bào hồng cầu người có kích thước nhỏ, hình đĩa, lõm hai mặt nên diện tích bề mặt lớn, đàn hồi tốt, len lỏi vào mạch máu nhỏ nhất, thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi khí.
– Các tế bào thần kinh có trục rất dài và nhiều tua phân nhánh toả rộng, có thể truyền các xung động thần kinh nhanh chóng giữa các bộ phận trong cơ thể động vật.
– Trứng các loài chim có kích thước rất lớn, hình cầu hay hình bầu dục và chứa được lượng chất dinh dưỡng rất lớn cung cấp cho phôi phát triển.
Bài 17: Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó.
Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật.
Advertisements (Quảng cáo)
– Cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng : Lục lạp thường có hình bầu dục thuận lợi cho việc hấp thụ và điều tiết ánh sáng. Kích thước nhỏ thuận lợi cho sự trao đổi chất.
Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép, bên trong là khối cơ chất không màu (chất nền Strôma) và các hạt nhỏ (Grana). Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy mỗi hạt nhỏ có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹt (gọi là Tilacôit). Trên bề mặt của màng Tilacôit có hộ sắc tố (chất diệp lục, sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước 10 – 20 nm gọi là đơn vị quang hợp.
Trong lục lạp có chứa ADN enzim và Ribôxôm nên nó có khả năng tự tổng hợp lượng prôtêin cần thiết cho mình.
Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và đặc điểm của loài.
Bài 18: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng.
– Giống nhau
+ Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực.
+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).
+ Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.
+ Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
+ Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.
– Khác nhau:
Đặc điểm so sánh |
Tỉ thể |
Lục lạp |
Hỉnh dạng |
Hình cầu hoặc sợi |
Hình bầu dục |
Sắc tố |
Không có |
Có |
Màng trong |
Ăn sâu tạo mào |
Trơn nhẵn |
Có trong |
Tế bào nhân thực |
Chỉ có ở tế bào thực vật |
Chất nền |
Chứa các enzim hô hấp |
Khối cơ chất không màu, chứa enzim xúc tác cho pha tối của quang hợp. |
Chức năng |
Tham gia hô hấp nội bào, phân giải glucôzơ. |
Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp glucôzơ. |
Số lượng |
Số lượng ti thể ở các loại tế bào là khác nhau Phụ thuộc vào cường độ hoạt động của tế bào. |
Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau. Phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài. |