Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Hóa học 10

Bài 3.81, 3.82, 3.83, 3.84, 3.85, 3.86 trang 36 Sách BT Hóa lớp 10: Hãy cho biết số oxi hoá của các kim loại trong các hợp chất ?

Bài 16 Luyện tập: Liên kết hóa học SBT Hóa lớp 10. Giải bài 3.81, 3.82, 3.83, 3.84, 3.85, 3.86 trang 36 Sách bài tập Hóa học 10. Câu 3.81: Hãy viết công thức cấu tạo của các phân tử …

Bài 3.81: Hãy viết công thức cấu tạo của các phân tử : \(N_2, CH_4, NH_3, H_2O\).

Dựa vào quy tắc biến thiên độ âm điện của các nguyên tố trong một chu kì, hãy cho biết trong các phân tử nói trên, phân tử nào có liên kết không phân cực, phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.

Các liên kết trong phân tử \(N_2\) là các liên kết cộng hoá trị điển hình, không uhân cực vì đó là những liên kết giữa hai nguyên tử giống nhau (hiệu độ im điện bằng không).

Các liên kết trong các phân tử còn lại là các liên kết giữa các nguyên tử trong cùng một chu kì (C, N, O) và nguyên tử H (độ âm điện bằng 2,20). ri trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng dần từ trái sang phải nên so với H, hiệu độ âm điện cũng tăng theo, do đó các liên kết trong phân tử \(H_2O\) là các liên kết phân cực mạnh nhất.

Bài 3.82: Cho dãy oxit sau đây :

\(Na_2O, MgO, A1_2O_3, SiO_2, P_2O_5, SO_3, Cl_2O_7\)

Biết rằng độ âm điện của các nguyên tố :

Na, Mg, A1, Si, P, S, Cl, O Lần lượt bằng : 0,93 ; 1,31; 1,61; 1,90; 2,19; 2,58; 3,16; 3,44.

Hãy dự đoán trong các oxit đó thì liên kết trong các oxit nào là liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực, liên kết cộng hoá trị không cực ?

Advertisements (Quảng cáo)

Liên kết trong các oxit đó là liên kết giữa oxi và các nguyên tố thuộc chu kì 3.

Căn cứ vào hiệu độ âm điện, có thể dự đoán liên kết trong các oxit : \(Na_2O, MgO, Al_2O_3\) là liên kết ion, liên kết trong các oxit : \(SiO_2,P_2O_5,SO_3\) là các liên kết cộng hoá trị có cực, liên kết trong oxit  \(C1_2O_7\) là liên kết cộng hoá trị không cực

Bài 3.83: Hãy cho biết số oxi hoá của các kim loại trong các hợp chất sau đây :

\(LiBr, NaCl, KI,MgCl_2, CaO, BaF_2\).

\(\mathop {Li}\limits^{ + 1} Br,\mathop {Na}\limits^{ + 1} Cl,\mathop K\limits^{ + 1} I,\mathop {Mg}\limits^{ + 2} Cl,\mathop {Ca}\limits^{ + 2} O,\mathop {Ba}\limits^{ + 2} {F_2}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 3.84: a) Hãy cho biết số oxi hoá của o trong các hợp chất : \(Na_2O, CaO,Al_2O_3,H_2O_2,F_2O\)

              b)  Hãy cho biết trong trường hợp nào thì oxi có số oxi hoá bằng -2, bằng -1, bằng +2.

a)      \(N{a_2}\mathop O\limits^{ – 2} ,Ca\mathop O\limits^{ – 2} ,A{l_2}\mathop {{O_3}}\limits^{ – 2} ,{H_2}\mathop {{O_2}}\limits^{ – 1} ,{F_2}\mathop O\limits^{ + 2} \)

b)    Oxi có số oxi hoá bằng :

-1 trong các peoxit, thí dụ H – O – O – H (\(H_2O_2\)).

+ 2 khi kết hợp với flo (F), vì oxi có độ âm điện (3,44) nhỏ hơn độ âm điện của flo (3,98).

 -2 trong các trường hợp khác.

Bài 3.85: Các cation \(R^+, Y^{2+}\) và anion \(X^-\) đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là \(3s^23p^6\). Xác định vị trí của R, Y, X trong bảng tuần hoàn.

 \({R^ + }:3{s^2}3{p^6} \to R:1{s^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}3{{\rm{s}}^2}3{p^6}4{{\rm{s}}^1}:STT = Z = 19\left( K \right)\), chu kỳ 4 nhóm IA

 \({Y^{2 + }}:3{s^2}3{p^6} \to Y:1{s^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}3{{\rm{s}}^2}3{p^6}4{{\rm{s}}^2}:STT = Z = 20\left( {Ca} \right)\), chu kỳ 4, nhóm IIA

 \({X^ – }:3{s^2}3{p^6} \to X:1{s^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}3{{\rm{s}}^2}3{p^5}:STT = Z = 17\left( {Cl} \right)\), chu kỳ 3 nhóm VIIA

Bài 3.86: Hợp chất MX có tổng số các hạt trong phân tử là 84. Trong nguyên tử M cũng như X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Tổng số electron trong M^{2+} nhiều hơn trong M^{2-}  là 8 hạt. Xác định chất MX.

\(\left\{ \begin{array}{l}
3{P_M} + 3{P_X} = 84\\
\left( {{P_M} – 2} \right) – \left( {{P_M} + 2} \right) = 8
\end{array} \right. \Leftrightarrow {P_M} = 20\left( {Ca} \right);{P_X} = 8\left( O \right) \to \)

chất MX là CaO

Advertisements (Quảng cáo)