Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Toán 10 Nâng cao

Bài 16, 17, 18 trang 78 SGK Đại số 10 nâng cao: Phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn

Bài 2 Phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn. Giải bài 16, 17, 18 trang 78 SGK Đại số lớp 10 nâng cao. Giải và biện luận các phương trình sau (m và k là tham số);

Bài 16: Giải và biện luận các phương trình sau (m và k là tham số),

a) (m – 1)x2 + 7x – 12 = 0;

b) mx2 – 2(m + 3)x + m + 1 = 0;

c) [(k + 1)x – 1](x – 1) = 0;

d) (mx – 2)(2mx – x + 1) = 0.

a) (m – 1)x2 + 7x – 12 = 0

– Với m = 1, phương trình trở thành: \(7x – 12 = 0 \Leftrightarrow x = {{12} \over 7}\)

– Với m ≠ -1, ta có: Δ = 72 + 48(m – 1) = 48m + 1

   +  \( Δ < 0 ⇔m <  – {1 \over {48}}\)  phương trình vô nghiệm

   + \(\Delta  \ge 0 \Leftrightarrow m \ge  – {1 \over {48}}\)  thì phương trình có hai nghiệm:\(x = {{ – 7 \pm \sqrt {48m + 1} } \over {2(m – 1)}}\)

b) mx2 – 2(m + 3)x + m + 1 = 0

+ Với m = 0, phương trình trở thành: \( – 6x + 1 = 0 \Leftrightarrow x = {1 \over 6}\)

+ Với m ≠ 0. Ta có: Δ’ = (m + 3)2 – m(m + 1) = 5m + 9

\(\Delta  < 0 \Leftrightarrow m <  – {9 \over 5}\) phương trình vô nghiệm

\(\Delta  \ge 0 \Leftrightarrow m \ge  – {9 \over 5}\) , phương trình có hai nghiệm: \(x = {{m + 3 \pm \sqrt {5m + 9} } \over m}\)

Advertisements (Quảng cáo)

c) Ta có:

\({\rm{[(k + 1)x}}\,\, – 1{\rm{]}}(x\, – 1) = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 1 \hfill \cr
(k + 1)x = 1\,\,\,\,\,\,(1) \hfill \cr} \right.\)

+ Nếu k = -1 thì (1) vô nghiệm. Do đó, phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là x = 1

+ Nếu k ≠ 1 thì (1) có nghiệm \(x = {1 \over {k + 1}}\)

Ta có: \({1 \over {k + 1}} = 1 \Leftrightarrow k = 0\) .

Do đó:

i) k = 0; S = {1}

ii) k ≠ 0 và k ≠ -1: \(S = {\rm{\{ }}1,\,{1 \over {k + 1}}{\rm{\} }}\)

iii) k = -1: S = {1}

Advertisements (Quảng cáo)

d) Ta có:

\((mx – 2)(2mx – x + 1) = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
mx = 2 \hfill \cr
(2m – 1)x = – 1 \hfill \cr} \right.\)

+ Nếu m = 0 thì x = 1

+ Nếu m = \({1 \over 2}\) thì x = 4

+ Nếu m ≠ 0 và m ≠ \({1 \over 2}\) thì phương trình có hai nghiệm là: \(x = {2 \over m};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = {1 \over {1 – 2m}}\) 


Bài 17: Biện luận số giao điểm của hai parabol y = -x2 – 2x + 3 và y = x2 – m theo tham số m.

Phương trình hoành độ giao điểm của hai parabol là:

\({x^2}-m =  – {x^2}-2x + 3 \)

\(\Leftrightarrow 2{x^2} + 2x-m-3 = 0\)    (1)

\(Δ’ = 1 + 2(m + 3) = 2m + 7\)

+ \(\Delta ‘ > 0 \Leftrightarrow m >  – {7 \over 2}\) : (1) có hai nghiệm phân biệt, khi đó hai parabol cắt nhau tại hai điểm.

+ \(\Delta ‘ = 0 \Leftrightarrow m =  – {7 \over 2}\) :  (1) có hai nghiệm kép, khi đó hai parabol có một điểm chung

+ \(\Delta ‘ > 0 \Leftrightarrow x <  – {7 \over 2}\): (1) vô nghiệm, khi đó hai parabol không có điểm chung.


Bài 18: Tìm các giá trị của m để phương trình x2 – 4x + m – 1 = 0 có hai nghiệm x1 và x2 thỏa mãn hệ thức x13 + x23 = 40.

Điều kiện để phương trình có nghiệm:

Δ ‘ = 4 – (m – 1) = 5 – m ≥ 0 ⇔ m ≤ 5

Khi đó: x1 + x2 = 4; x1x2 = m – 1

Ta có:

x13 + x23 = 40 ⇔ (x1 +x2)(x12 + x22 – x1x2) = 40

⇔ (x1 + x2)[(x1 + x2)2 – 3x1x2] = 40

⇔4[16 – 3(m – 1)] = 40

⇔ 12m = 36 ⇔ m = 3 (nhận)

Advertisements (Quảng cáo)