Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 176, 177 SGK Hóa học 10 Nâng cao: Bạc tiếp xúc với không khí

 Bài 44 Hiđro sunfua. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 176, 177 Sách giáo khoa Hóa học 10 Nâng cao. Giải bài tập trang 176, 177 Bài 44 Hiđro sunfua Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10 Nâng cao. Câu 1: Cho phản ứng hóa học; Bạc tiếp xúc với không khí

Bài 1: Cho phản ứng hóa học:

\({H_2}S + 4C{l_2} + 4{H_2}O\,\, \to \,\,{H_2}S{O_4} + 8HCl\)

Câu nào diễn ta đúng tính chất của các chất phản ứng ?

A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

Chọn D.


Bài 2: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen :

\(4Ag + 2{H_2}S + {O_2}\,\, \to \,\,2A{g_2}S + 2{H_2}O\)

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng ?

A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

C. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất oxi hóa.

D. H2S  vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử.

Chọn C.


Bài 3: Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng. Hãy :

a) Giải thích hiện tượng quan sát được.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng.

c) Cho biết vai trò của các chất phản ứng H2S và KMnO4.

a) Giải thích hiện tượng:

– Dung dịch mất màu do KMnO4 (màu tím) sau phản ứng bị khử thành MnSO4 (không màu).

– Vẩn đục màu do H2S bị oxi hóa tạo lưu huỳnh không tan trong nước có màu vàng.

b) Phản ứng hóa học:

\(5{H_2}\mathop S\limits^{ – 1}  + 2K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + 3{H_2}S{O_4}\,\, \to \,\,2\mathop {Mn}\limits^{ + 2} S{O_4} \)

                                                \(+ {K_2}S{O_4} + 5\mathop S\limits^0  \downarrow  + 8{H_2}O\)

c) Vai trò các chất: H2S : chất khử, KMnO4: chất oxi hóa.


Bài 4: Có bốn dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3), CuSO4. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra và giải thích khi cho :

a) Dung dịch Na2S vào mỗi dung dịch các muối trên.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Khí H2S đi vào mỗi dung dịch các muối trên.

a) Khi cho sung dịch Na2S lần lượt vào các dung dịch:

NaCl: Không có hiện tượng gì.

KNO3: Không có hiện tượng gì.

Pb(NO3)2 : có kết tủa đen do phản ứng

\(\eqalign{  & Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2} + N{a_2}S\,\, \to \,\,PbS \downarrow  + 2NaN{O_3}  \cr  & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {màu\,đen} \right) \cr} \)

CuSO4 :  có kết tủa màu đen, dung dịch có màu xanh do phản ứng

\(\eqalign{  & CuS{O_4} + N{a_2}S\,\, \to \,\,CuS \downarrow  + N{a_2}S{O_4}  \cr  & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {màu\,đen} \right) \cr} \)

b) Khi cho khí H2S lần lượt vào các dung dịch:

 NaCl: Không có hiện tượng gì.

KNO3: Không có hiện tượng gì.

Pb(NO3)2 : có kết tủa đen do phản ứng

\(\eqalign{  & Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2} + {H_2}S\,\, \to \,\,PbS \downarrow  + 2HN{O_3}  \cr  & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {màu\,đen} \right) \cr} \)

CuSO4 :  có kết tủa màu đen, dung dịch có màu xanh do phản ứng

\(\eqalign{  & CuS{O_4} + {H_2}S\,\, \to \,\,CuS \downarrow  + {H_2}S{O_4}  \cr  & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {màu\,đen} \right) \cr} \)


Bài 5: Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3) (dư), sinh ra 23,9 g kết tủa màu đen.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào ? Tính tỉ lệ số mol các khí trong hỗn hợp.

c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp rắn ban đầu.

Các phản ứng xảy ra :

\(\eqalign{  & Fe + 2HCl\,\, \to \,\,FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)  \cr  & 0,01\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;0,01  \cr  & FeS + 2HCl\,\, \to \,\,FeC{l_2} + {H_2}S\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)  \cr  & 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;\;0,1  \cr  & {H_2}S + Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2}\,\, \to \,\,PbS \downarrow  + 2HN{O_3}\,\,\,\,\,\left( 3 \right)  \cr  & 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;0,1 \cr} \)

b) Hỗn hợp khí gồm H2 và khí H2S

Số mol PbS : \({{23,9} \over {239}} = 0,1\,\,\left( {mol} \right);\)

số mol H2S và H2: \({{2,464} \over {22,4}} = 0,11\,\,\left( {mol} \right)\)

\( \Rightarrow \) Số mol H: 0,11 – 0,1 = 0,01 (mol)

Tỉ lệ số mol 2 khí : \({{{n_{{H_2}}}} \over {{n_{{H_2}S}}}} = {{0,01} \over {0,1}} = {1 \over {10}}.\)

c) Theo các phản ứng (1) và (2) ta có :

\(\eqalign{  & {n_{Fe}} = {n_{{H_2}}} = 0,01\,mol \cr&\Rightarrow {m_{Fe}} = 0,01.56 = 0,56\,\,\left( g \right)  \cr  & {n_{FeS}} = {n_{{H_2}S}} = 0,1\,\,mol\, \cr&\Rightarrow {m_{FeS}} = 0,1.88 = 8,8\,\,\left( g \right)  \cr  &  \Rightarrow \% {m_{Fe}} = {{0,56} \over {\left( {0,56 + 8,8} \right)}}.100\%  = 5,98\% \cr&\;\;\;\;\% {m_{FeS}} = 94,02\% . \cr} \)

Advertisements (Quảng cáo)