Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 165, 166 SGK Hóa học 10 Nâng cao: Ozon và hiđro peoxit

Bài 42 Ozon và hiđro peoxit. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 165, 166 Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 Nâng cao.Hiđro peoxit có thể tham gia những phản ứng hóa học; Hãy giới thiệu thuốc thử để phân biệt từng khí.

Bài 1: Hiđro peoxit có thể tham gia những phản ứng hóa học:

\(\eqalign{  & {H_2}{O_2} + 2KI\,\, \to \,\,{I_2} + 2KOH\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)  \cr  & {H_2}{O_2} + A{g_2}O\,\, \to \,\,2Ag + {H_2}O + {O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\,\left( 2 \right) \cr} \)

Tính chất của \({H_2}{O_2}\) được diễn tả đúng nhất là:

A. Hiđro peoxit chỉ có tính oxi hóa.

B. Hiđro peoxit chỉ có tính khử.

C. Hiđro peoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử.

D. Hiđro peoxit chỉ vừa tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Chọn D.


Bài 2: Có hai bình, một bình đựng oxi, một đựng khí ozon. Hãy giới thiệu thuốc thử để phân biệt từng khí.

Cho hai khí đi qua dung dịch KI có pha hồ tinh bột, dung dịch tạo màu xanh thì khí dẫn vào là O3, còn lại là O2.

\(2KI + {O_3} + {H_2}O\,\, \to \,\,{I_2} + 2KOH + {O_2} \uparrow \)


Bài 3: Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho các tính chất của các chất sau:

a) Oxi và ozon cùng có tính chất hóa học, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa:

\(3{O_2} + 4Al\,\,\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow \,2A{l_2}{O_3};\)

Advertisements (Quảng cáo)

\({O_3} + 2Al\,\,\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow A{l_2}{O_3}\)

Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi: \(2Ag + {O_3}\,\, \to \,\,A{g_2}O + {O_2}\)

Oxi không phản ứng với Ag ở điều kiện thường.

b)

\(\eqalign{  & {H_2}O + CO\,\,\buildrel {{t^0}\,cao} \over \longrightarrow \,\,{H_2} + C{O_2}  \cr  & {H_2}{O_2} + CO\,\,\buildrel {{t^0}\,thường} \over \longrightarrow \,{H_2}O + C{O_2} \cr} \)

H2O và H2O2 đều oxi hóa được CO nhưng H2O2 oxi hóa mạnh hơn H2O.

H2O2 là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy thành H2O và O2.


Bài 4: Ozon va hiđro peoxit có những tính chất hóa học nào giống nhau, khác nhau ? Lấy thí dụ minh họa.

Giống nhau: Đều có tính oxi hóa

\(\eqalign{  & {O_3} + 2KI + {H_2}O\,\, \to \,\,{I_2} + 2KOH + {O_2}  \cr  & {H_2}{O_2} + 2KI\,\, \to \,\,{I_2} + 2KOH \cr} \)

Khác nhau: H2O2 có tính khử

Advertisements (Quảng cáo)

\({H_2}{O_2} + A{g_2}O\,\, \to \,\,2Ag + {H_2}O + {O_2}\)


Bài 5: Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta thu được 1 chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.

Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí thu được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

Đặt số mol O2 ban đầu và số mol O3 ban đầu lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp \( \Rightarrow a + b = 1\)

\(\eqalign{  & 2{O_3}\,\, \to \,\,3{O_2}  \cr  & \,\,b\,\,\,\,\, \to \,\,\,1,5b \cr} \)

Vì O3 đã bị phân hủy hết nên sau phản ứng:

O2 (a + 1,5b) (mol)

Số mol khí tăng thêm: (a + 1,5b) – (a + b) = 0,5b mol

Theo đề bài:

%Vtăng thêm = \({{0,5b.100} \over {\left( {a + b} \right)}} = 2 \Rightarrow b = 0,04 \Rightarrow a = 0,94\)

Thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp đầu

\(\% {V_{{O_3}}} = {{0,04.100} \over 1} = 4\% ,\% {V_{{O_2}}} = 96\% \)


Bài 6: Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mok hỗn hợp khí A cần dừng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol. Xét  mol hỗn hợp A \( \Rightarrow a + b = 1\)   (*)

Theo đề bài ta có \(\overline {{M_A}}  = {{32a + 48b} \over {\left( {a + b} \right)}} = 19,2.2 = 38,4\,\,\left( {**} \right)\)

Giải hệ (*) và (**) ta được a = 0,6 ; b = 0,4 \( \Rightarrow \% {V_{{O_2}}} = 60\% ,\% {V_{{O_3}}} = 40\% \)

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B : \(\% {V_{{H_2}}} = 80\% ,\,\,\% {V_{CO}} = 20\% \)

b) Các phản ứng xảy ra :

\(\eqalign{  & 2{H_2} + {O_2}\,\, \to \,\,2{H_2}O\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)  \cr  & 2CO + {O_2}\,\, \to \,\,2C{O_2}\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)  \cr  & 3{H_2} + {O_3}\,\, \to \,\,3{H_2}O\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)  \cr  & 3CO + {O_3}\,\, \to \,\,3C{O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right) \cr} \)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol \( \Rightarrow \left\{ \matrix{  {n_{{O_2}}} = 0,6x\,\,mol \hfill \cr  {n_{{O_3}}} = 0,4x\,mol \hfill \cr}  \right.\)

Trong 1 mol hỗn hợp B \( \Rightarrow \left\{ \matrix{  {n_{{H_2}}} = 0,8\,\,mol \hfill \cr  {n_{CO}} = 0,2\,\,mol \hfill \cr}  \right.\)

Từ (1), (2), (3) và (4) \( \Rightarrow \left\{ \matrix{  {n_{{H_2}\,phản\,ứng}} = {n_{{H_2}O\,tạo\,thành}} = 0,8\,\,mol \hfill \cr  {n_{CO\,phản\,ứng}} = {n_{C{O_2}\,tạo\,thành}} = 0,2\,\,mol \hfill \cr}  \right.\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

\({m_A} + {m_B} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} \Rightarrow {m_B} = 16\)

\(\Rightarrow x = {5 \over {12}} \approx 0,416\,\,\left( {mol} \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)