Câu 1: Phát biểu các định nghĩa:
a) Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.
b) Lực điện từ là lực do từ trường tác dụng lên nam châm hay tác dụng lên dây dần có dòng điện đặt trong từ trường đó.
Với một dây dẫn đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B thì lực từ F có điểm đặt tại trung điểm của dây dẫn, có phương vuông góc với dây dẫn và cảm ứng từ B, có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái và có độ lớn:
F = IlBsinα, trong đó là góc tạo bởi B và l
c) Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực. Một đoạn dòng điện chiều lài l, trong đó có dòng điện cường độ I, khi đặt trong từ trường thì có lực từ F tác dụng lên nó. Thương số F/(Il) được định nghĩa là cảm ứng từ.
Câu 2: Phát biểu định nghĩa đơn vị tesla.
Một tesle là cảm ứng từ của một từ trường đều sao cho khi đặt một dây dẫn dài lm vào từ trường đó và vuông góc với các đường sức từ, nếu dòng điện qua dây dẫn có cường độ 1A thì lực từ tác dụng lên dây dẫn là IN.
Bài 3: So sánh lực điện và lực từ.
So sánh lực điện và lực từ: lực điện là lực tương tác giữa các điện tích đứng yên, độ lớn tuân theo định luật Cu Lông. Lực từ là tương tác giữa nam châm và các dòng điện, vẽ bản chất lực lực từ là tương tác giữa các điện tích chuyển động về độ lớn tuân theo định luật Am-pe F = IlBsinα, hoặc Lo-ren-xơ (Bài 22).
Bài 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện
Advertisements (Quảng cáo)
A. Vuông góc với phần tử dòng điện.
B. Cùng hướng với từ trường.
C. Tỉ lệ cường độ dòng điện.
D. Tỉ lệ với cảm ứng từ.
Chọn B.
Bài 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
Advertisements (Quảng cáo)
A. Vuông góc với đường sức từ.
B. Nằm theo hướng của đường sức thừ.
C. Nằm theo hướng của lực từ.
D. Không có hướng xác định.
Chọn B.
Bài 6: Phần tử dòng điện I\(\overrightarrow{l}\) nằm trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng. Phải đặt I\(\overrightarrow{l}\) như thế nào để cho lực từ.
a) Nằm ngang?
b) Bằng 0?
a) I\(\overrightarrow{l}\) đặt theo phương không song song với các đường sức từ.
b) I\(\overrightarrow{l}\) đặt song song với các đường sức từ.
Bài 7: Phần tử dòng điện I\(\overrightarrow{l}\) được treo nằm ngang trong một từ trường đều. Hướng và độ lớn của cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) phải như thế nào để lực từ cân bằng với trọng lực m\(\overrightarrow{g}\)của phần tử dòng điện?
Cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) (Hình 20.3):
– Có phương nằm ngang: (I\(\overrightarrow{l}\), \(\overrightarrow{B}\)) = α ≠ 0 và 180 0.
– Có chiều sao cho chiều quay từ I\(\overrightarrow{l}\) sang \(\overrightarrow{B}\) thuận đối với chiều thẳng đứng đi lên;
– Có độ lớn thỏa mãn hệ thức: IlBsinα = mg.