Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 60, 61 SGK Hóa 10 Nâng cao: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật bảo toàn

 Bài 14 Luyện tập chương II – Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật bảo toàn. Giải bài 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 60, 61 Sách giáo khoa Hóa học 10 Nâng cao. Tìm nguyên tố đó; So sánh tính chất hóa học của chúng.

Bài 6: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là \(R{H_4}\). Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tố đó.

Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R ứng với công thức \(R{H_4} \Rightarrow \) R thuộc nhóm IVA, oxit cao nhất của R là \(R{O_2}\).

Ta có: \(\% O = 53,3\%  \Rightarrow {{2.16} \over {\left( {R + 2.16} \right)}}.100 = 53,3 \)

\(\Rightarrow R = 28 \Rightarrow R\) là Si (Silic).


Bài 7: Khi cho 0,6g một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.

Đặt kí hiệu của kim loại cần tìm là M, khối lượng mol nguyên tử của M là M. Phương trình phản ứng:

\(\eqalign{
& \,\,\,M + 2{H_2}O \to M{\left( {OH} \right)_2} + {H_2} \uparrow \cr
& 0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015 = {{0,336} \over {22,4}} \cr} \)

Ta có: \(0,015M = 0,6 \Rightarrow M = 40\left( {g/mol} \right).\)

Vậy M là nguyên tố Ca.


Bài 8: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.

Advertisements (Quảng cáo)

b) So sánh tính chất hóa học của chúng.

a) Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A là \({Z_A}\), số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là \({Z_B}\). Theo đề bài ta có

\(\left\{ \matrix{
{Z_A} – {Z_B} = 1 \hfill \cr
{Z_A} + {Z_B} = 25 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{Z_A} = 13\,\,\left( {Al} \right) \hfill \cr
{Z_B} = 12\,\,\left( {Mg} \right) \hfill \cr} \right.\)

Cấu hình electron của Al: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}.\) Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.

Cấu hình electron của Mg: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}.\) Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA.

b) Al và Mg thuộc cùng chu kì. Theo quy luật, Mg có tính kim loại mạnh hơn Al.


Bài 9: Cho 8,8g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên của hai kim loại đó.

Advertisements (Quảng cáo)

Đặt kí hiệu kim loại thứ nhất là A, khối lượng mol là A (x mol); Kim loại thứ 2 là B, khối lượng mol là B (y mol).

\( \Rightarrow \) Kí hiệu chung là M, khối lượng mol nguyên tử trung bình là M (a mol).

\(\eqalign{
& \,\,2M + 6HCl \to 2MC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \cr
& \,\,\,0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,3 = {{6,72} \over {22,4}} \cr} \)

Ta có: \(0,2.M = 8,8 \Rightarrow M = 44 \)

\(\Rightarrow A = 27\,\,\left( {Al} \right) < M = 44 < B = 70\,\,\left( {Ga} \right).\)

Vậy kim loại cần tìm là Al và Ga.


Bài 10: Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^5}4{s^1}\). Hãy xác định:

a) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của X.

a) Cấu hình e của X: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^5}4{s^1}.\)

X là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm VIB.

b) X là kim loại chuyển tiếp. Hóa trị cao nhất đối với X của oxi là 6. Công thức oxit cao nhất là \(X{O_3}.\)


Bài 11: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.

Cấu hình electron của các nguyên tố nhóm IA:

\(\eqalign{
& Li\left( {Z = 3} \right):\,\,\,\,\,\,\,1{s^2}2{s^1} \cr
& Na\left( {Z = 11} \right):\,\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1} \cr
& K\left( {Z = 19} \right):\,\,\,\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^1} \cr
& Rb\left( {Z = 37} \right):\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^2}4{p^6}5{s^1} \cr
& Cs\left( {Z = 55} \right):\cr&1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^2}4{p^6}4{d^{10}}5{s^2}5{p^6}6{s^1} \cr} \)

Các nguyên tố nàu đều thuộc nhóm IA.

Theo quy luật biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm A thì bán kính nguyên tử của các nguyên tố này giảm dần theo thứ tự: \({R_{Cs}} < {R_{Rb}} < {R_K} < {R_{Na}} < {R_{Li}}.\)

Advertisements (Quảng cáo)