Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 66 SGK Hóa 10 Nâng cao: Sự biến đổi tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

 Bài 10 Sự biến đổi tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 66 Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 Nâng cao.Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do; Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Bài 1: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do:

A. Sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

B. Sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Hãy chọn đáp án đúng.

Chọn C.


Bài 2: Dựa vào bảng 2.1, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố sau đây: H, He, Li, Na, K, Ca, O, S, Cl, Br.

 

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 3: Cho nguyên tử các nguyên tố có Z = 8, Z = 9, Z = 17, Z = 19. Hãy xác định số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố đó, số thứ tự nhóm và chu kì chứa các nguyên tố đó.

Điện tích hạt nhân

Cấu hình electron

Số thứ tự nhóm Chu kì

Z = 8

\(1{s^2}2{s^2}2{p^4}\)

VIA 2

Z = 9

\(1{s^2}2{s^2}2{p^5}\)

VIIA 2

Z = 17

\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}\)

VIIA 3

Z = 19

\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^1}\)

IA 4

Bài 4: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 18 và Z = 19. Tại sao nguyên tố có Z = 18 ở chu kì 3, còn nguyên tố Z = 19 lại ở chu kì 4?

Cấu hình elctron nguyên tử của nguyên tố có (Z = 18): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}\)

Nguyên tố này thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

Advertisements (Quảng cáo)

Cấu hình elctron nguyên tử của nguyên tố có (Z = 19): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^1}\)

Nguyên tố này thuộc chu kì 4 vì có 4 lớp electron.


Bài 5: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:

\(\eqalign{
& Z = 20:\,\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2} \cr
& Z = 21:\,\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^1}4{s^2} \cr
& Z = 24:\,\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^5}4{s^1} \cr
& Z = 29:\,\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^1} \cr
& Z = 30:\,\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^2} \cr} \)

Nguyên tử của nguyên tố Z = 20 có elctron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố s.

Các nguyên tử của nguyên tố còn lại có electron cuối cùng điền vào phân lớp d sát lớp ngoài cùng. Đó là những nguyên tố d. Ở nguyên tử của nguyên tố Z = 24 và Z = 29 có sự chuyển 1 electron từ phân lớp 4s của lớp ngoài cùng để nhanh chóng làm đầy một nửa hoặc làm bão hòa phân lớp 3d. Những nguyên tố d có phân lớp d đã bão hòa thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron lớp ngoài cùng. Vì vậy nguyên tử của nguyên tố Cu (Z = 29) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 1 electron nên ở nhóm IB, còn nguyên tử của nguyên tố Zn (Z = 30) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 2 electron nên ở nhóm IIB.


Bài 6: Sự phân bố electron vào các AO của các nguyên tố C, Ca, Fe và Br sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng?

Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố C viết sai. Theo quy tắc Hun, 2 electron ở mức 2p phải phân bố trên 2 obitan 2p. Electron được phân bố như sau:

Mức năng lượng 3d cao hơn 4s nên ở nguyên tố Ca, việc viết cấu hình electron đã vi phạm nguyên lí vững bền. Electron được phân bố như sau:


Cấu hình electron nguyên tử của Fe viết đúng.
Cấu hình electron nguyên tử của Br viết thừa một electron ở phân lớp 4p. Sửa lại như sau:

Advertisements (Quảng cáo)