Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 60 SGK Hóa học 10 Nâng cao: Phát biểu định luật tuần hoàn

 Bài 14 – Luyện tập chương 2 Phát biểu định luật tuần hoàn. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 60 Sách giáo khoa Hóa học 10 Nâng cao.  Những câu sau đây, câu nào sai;  Dựa trên nguyên tắc nào người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?

Bài 1: Những câu sau đây, câu nào sai?

A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau.

D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm (trừ chi kì 1).

Câu C sai: Nguyên tử các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau chứ không phải là số electron bằng nhau.

Câu D đúng với chu kì 2, 3, 4, 5, 6 và 7, sai đối với chu kì 1.

Chọn C


Bài 2: a) Dựa trên nguyên tắc nào người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?

b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?

a) Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thành một chu kì.

Advertisements (Quảng cáo)

Các nguyên tố có cùng số electron ở lớp ngoài cùng thì được xếp vào một nhóm.

b) Chu kì là dãy các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Bảng tuần hoàn có 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) với số nguyên tố tương ứng là 2, 8, 8.

Bảng tuần hoàn có 4 chu kì lớn (4, 5, 6, 7) với số nguyên tố tương ứng 18, 18, 32, 32 (trong đó chu kì 7 chưa hoàn chỉnh mới có 16 nguyên tố).


Bài 3: Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim, nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong nhóm trên.

– Nhóm A gồm các nguyên tố là kim loại: Nhóm IA có 1 electron lớp ngoài cùng (trừ H).

Advertisements (Quảng cáo)

– Nhóm A gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim: Nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

– Nhóm gồm các khí hiếm: Nhóm VIIIA có 8 electron ở lớp ngoài cùng.


Bài 4: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của các nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

a) Trong nguyên tử Y:

\(\left\{ \matrix{
\text{Số}\,p = \text{số}\,e = Z \hfill \cr
\text{Số}\,n = N \hfill \cr} \right.\)

Theo đề bài ta có: \(2Z + N = 28 \Rightarrow N = 28 – 2Z\)

Nguyên tử bền: \(Z \le N \le 1,5Z \Rightarrow Z \le 28 – 2Z \le 1,5Z\)

\(\Rightarrow 8 \le Z \le 9,33.\)

Vậy \(Z \in \left\{ {8;9} \right\}.\) Tuy nhiên trong 2 giá trị của Z ta chọn được 1 giá trị Z cho số khối A và số thứ tự nhóm thích hợp nhờ vào bảng biện luận sau:

Z

8

9

N = 28 – 2Z

12

10

A = Z + N

20

19

Kết luận

Loại

F

Vậy nguyên tố cần tìm là F (flo).

b) Cấu hình e của F: \(1{s^2}2{s^2}2{p^5}.\)


Bài 5: Oxit cao nhất của một nguyên tố là \(R{O_3}\), trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.

Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức \(R{O_3} \Rightarrow R\) thuộc nhóm VIA, hợp chất khí với hiđro của R là \(R{H_2}.\)

Ta có: \(\% H = 5,88\%  \Rightarrow {{1.2} \over {\left( {R + 1.2} \right)}}.100 = 5,88 \)

\(\Rightarrow R = 32 \Rightarrow R\) là nguyên tố S (lưu huỳnh).

Advertisements (Quảng cáo)