Câu 1: Phân biệt sự trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài ở động vật đơn bào, thủy tức và giun dẹp với chim, thú.
Sự khác biệt trong trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài ở động vật đơn bào, đa bào bậc thấp với động vật đa bào bậc cao là:
* Ở động vật đơn bào, thuỷ tức và giun dẹp:
Các tế bào của cơ thể đơn bào, thuỷ tức và giun dẹp kích thước nhỏ, diện tích cơ thể lớn so với khối lượng, có thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài (lấy thức ăn, thu nhận ôxi; thải các sản phẩm không cần thiết) nên chưa cần có hệ tuần hoàn.
* Ở chim và thú:
Các tế bào trong cơ thể chỉ tiếp nhận các chất cần thiết (ôxi và các chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài một cách gián tiếp, thông qua môi trường bên trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.
Máu và dịch mô được vận chuyển khắp cơ thể, đem theo các chất mà cơ thể tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa, đồng thời chuyển các sản phấm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài.
Advertisements (Quảng cáo)
Động lực của sự vận chuyển đó là sự co bóp của tim và con đường vận chuyển máu là hệ mạch đó là hệ tuần hoàn.
Câu 2: Vẽ sơ đồ và trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín.
HS tự vẽ hình hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín (ghi chú thích đầy đủ) và đối chiếu với hình 18.2 và 18.3 SGK để chỉnh sửa và chính xác hóa kiến thức.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3: Trình bày sự tiến hóa thể hiện ở cấu tạo của hệ tuần hoàn giữa các lớp trong ngành ĐVCXS.
Sự tiến hóa về cấu tạo hệ tuần hoàn của các lớp động vật có xương sống được thể hiện ở bảng sau:
Cơ quan |
Cá |
Lưỡng cư |
Bò sát |
Chim |
Thú |
Tim |
2 ngăn (1 TT, 1 TN) |
3 ngăn (1 TT, 2 TN) |
3 ngăn (trừ cá sấu) (1 TT, 2 TN) |
4 ngăn (2 TT, 2 TN) |
4 ngăn (2 TT, 2 TN) |
Vòng tuần hoàn |
1 vòng |
2 vòng |
2 vòng |
2 vòng |
2 vòng |
Câu 4: Các nhóm động vật nào sau đây đều có hệ tuần hoàn hở?
A. Sứa, Giun tròn, Giun dẹp.
B. Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt.
C. Giun tròn, Giáp xác, Sâu bọ.
D. Sâu bọ, Thân mềm, Bạch tuộc.
A và C