Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 50, 51, 52 trang 76 SBT Toán lớp 7 tập 1: Vẽ một hệ trục tọa độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ II, IV

Bài 6 Mặt phẳng tọa độ SBT Toán lớp 7 tập 1. Giải bài 50, 51, 52 trang 76 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Giải bài tập trang 76 bài 6 mặt phẳng tọa độ Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 50: Vẽ một hệ trục tọa độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ I, III…

Câu 50: Vẽ một hệ trục tọa độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ I, III.

a) Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?

b) Em có dự đoán gì về mối quan hệ giữa tung độ và hoành độ của một điểm M nằm trên đường phân giác đó?

a) Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng 2.

b) Điểm M nằm trên tia phân giác của góc vuông số I và số III thì có tung độ và hoành độ bằng nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 51: Vẽ một hệ trục tọa độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ II, IV.

a) Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?

b) Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của một điểm M nằm trên đường phân giác đó?

Advertisements (Quảng cáo)

a) Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng -2.

b) Điểm M nằm trên tia phân giác của góc vuông số II và số IV thì có tung độ và hoành độ đối nhau.

Câu 52: Tìm tọa độ của đỉnh thứ tư của hình vuông trong mỗi trường hợp dưới đây (hình 9).

a) Điểm C cách điểm B là 6 ô vuông thì điểm D cách điểm A cũng 6 ô vuông.

Điểm C cách trục hoành 3 ô vuông thì điểm D cách trục hoành 3 ô vuông phía dưới, do đó điểm D(4;-3).

b) Điểm P cách điểm N là 4 ô chéo thì điểm Q cách điểm M cũng 4 ô chéo.

Điểm N cách trục hoành 2 ô vuông thì điểm Q cách trục hoành 2 ô vuông Q(6;2).

Advertisements (Quảng cáo)