Bài 1: Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch : NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy :
A. Cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa.
B. Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo ra kết tủa.
C. Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo ra kết tủa.
D. Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo ra kết tủa.
Tìm phương án đúng.
Chọn B.
Bài 2: Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình ? Viết phương trình hóa học.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và cho một ít hồ tinh bột vào 3 mẫu thử trên, tiếp tục cho nước clo lần lượt vào 3 mẫu thử.
Advertisements (Quảng cáo)
– Mẫu thử chuyển sang vàng là NaBr
\(C{l_2} + 2NaBr\,\, \to \,\,2NaCl + B{r_2}\)
– Mẫu thử có xuất hiện màu xanh là mẫu NaI
\(C{l_2} + 2NaI\,\, \to \,\,2NaCl + {I_2}\)
– Mẫu không có hiện tượng là NaCl.
Bài 3: Hãy cho biết tên của các chất A, B, C biết rằng chúng tham gia các phản ứng được ghi bằng các sơ đồ sau. Biết A là chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
Advertisements (Quảng cáo)
\(\eqalign{
& A + {H_2}\,\, \to \,\,B \cr
& A + {H_2}O\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,B + C \cr
& A + {H_2}O + S{O_2}\,\, \to \,\,B\, + \,…… \cr
& C\,\, \to \,\,B + …….. \cr} \)
Phương trình phản ứng :
\(\eqalign{
& C{l_2} + {H_2}\,\buildrel {as} \over
\longrightarrow \,\,2HCl \cr
& \left( A \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( B \right) \cr
& C{l_2} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HCl + HClO \cr
& \left( A \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( B \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\left( C \right) \cr} \)
\(\eqalign{ & C{l_2} + 2{H_2}O + S{O_2}\,\, \to \,\,2HCl + {H_2}S{O_4} \cr & \left( A \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( B \right) \cr & 2HClO\,\, \to \,\,2HCl + {O_2} \uparrow \cr & \,\,\,\left( C \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( B \right) \cr} \)
Bài 4: Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.
Hãy cho biết khí A và khí B có thể là những chất gì ? Viết các phương trình hóa học.
Khí A : \(S{O_2}\) , khí B: HI.
Phần I: \(S{O_2} + B{r_2} + 2{H_2}O\,\, \to \,\,2HBr + {H_2}S{O_4}\)
Phần II : \(B{r_2} + 2HI\,\, \to \,\,2HBr + {I_2} \downarrow \)
Bài 5: Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình hóa học.
Cho một ít NaBr vào hỗn hợp để loại khí Cl2
\(C{l_2} + 2NaBr\,\, \to \,\,2NaCl + B{r_2}\)
Chưng cất hỗn hợp để lấy Br2 tinh khiết.