Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Toán 10 Nâng cao

Bài 48, 49 trang 100 Đại số 10 nâng cao: Một số ví dụ về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 5 Một số ví dụ về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Giải bài 48, 49 trang 100 SGK Đại số lớp 10 nâng cao. Giải các hệ phương trình sau; Tìm hàm số bậc hai y = f(x) thỏa mãn các điều kiện sau :

Bài 48: Giải các hệ phương trình sau:

a)

\(\left\{ \matrix{
{x^2} + {y^2} = 208 \hfill \cr
xy = 96 \hfill \cr} \right.\)

b)

\(\left\{ \matrix{
{x^2} – {y^2} = 55 \hfill \cr
xy = 24 \hfill \cr} \right.\)

a) Đặt \(S = x + y; P = xy\)

Ta có hệ:

\(\left\{ \matrix{
{S^2} – 2P = 208 \hfill \cr
P = 96 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{S^2} = 400 \hfill \cr
P = 96 \hfill \cr} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
S = 20 \hfill \cr
P = 96 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
\left\{ \matrix{
S = – 20 \hfill \cr
P = 96 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)

+ Với \(S = 20, P = 96\)  thì x, y là nghiệm phương trình:

\({X^2} – 20X + 96 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
X = 8 \hfill \cr
X = 12 \hfill \cr} \right.\)

Ta có nghiệm \((8, 12)\) và \((12, 8)\)

+ Với \(S = -20, P = 96\) thì x, y là nghiệm phương trình:

\({X^2} + 20X + 96 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
X = – 8 \hfill \cr
X = – 12 \hfill \cr} \right.\)

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có nghiệm \((-8, -12)\) và \((-12, -8)\)

Vậy hệ có 4 nghiệm : \((8, 12); (12, 8); (-8, -12); (-12, -8)\)

b) Thay \(y = {{24} \over x}\) vào phương trình thứ nhất của hệ, ta có :

\({x^2} – {{576} \over {{x^2}}} = 55 \Leftrightarrow {x^4} – 55{x^2} – 576 = 0\)

Đặt \(t = x^2\;(t ≥  0)\), ta có phương trình:

\({t^2} – 55t – 576 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
t = 64 \hfill \cr
t = – 9\,\,\,(\text{loại}) \hfill \cr} \right.\)

\(t = 64 ⇔x^2= 64 ⇔ x = ± 8\)

Nếu \(x = 8 ⇒ y = 3\)

Nếu \(x = -8 ⇒  y = -3\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy hệ có hai nghiệm \((8;3)\) và \((-8;-3)\)


Bài 49: Tìm hàm số bậc hai y = f(x) thỏa mãn các điều kiện sau :

a) Parabol y = f(x) cắt trục tung tại điểm (0; -4)

b) f(2) = 6

c) Phương trình f(x) = 0 có hai nghiệm và hiệu giữa nghiệm lớn và nghiệm bé bằng 5

Giả sử:

f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0)

f(0) = -4 ⇒ c = -4

f(2) = 6 ⇒ 4a + 2b + c = 6 ⇒ 4a + 2b = 10 ⇒ 2a + b = 5 (1)

Ta có: (x1 – x2 )2 = 25 ⇔ S2 – 4P = 25

Với

\(\left\{ \matrix{
S = {x_1} + {x_2} = – {b \over a} \hfill \cr
P = {x_1}{x_2} = {c \over a} = {{ – 4} \over a} \hfill \cr} \right.\)

Do đó: \({{{b^2}} \over {{a^2}}} + {{16} \over a} = 25\)

\(\Leftrightarrow {b^2} + 16a = 25{a^2}\,\,\,\,\,(2)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ:

\(\left\{ \matrix{
2a + b = 5 \hfill \cr
{b^2} + 16a = 25{a^2} \hfill \cr} \right.\)

Hay \(b = 5 – 2a\) vào (2), ta được:

\({(5 – 2a)^2} + 16a = 25{a^2} \Leftrightarrow 21{a^2} + 4a – 25 = 0 \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
a = 1 \hfill \cr
a = – {{25} \over {21}} \hfill \cr} \right.\)

Nếu \(a = 1 ⇒ b = 3\)

Nếu \(a =  – {{25} \over {21}} \Rightarrow b = {{155} \over {21}}\)

Vậy hàm số \(y = x^2+ 3x – 4\) và \(y =  – {{25} \over {21}}{x^2} + {{155} \over {21}}x – 4\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Advertisements (Quảng cáo)