Chương VII Virus và bệnh truyền nhiễm SBT sinh lớp 10. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 104, 105 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 1: Hãy nêu 3 tính chất cơ bản nhất của virut…
Bài 1: Hãy nêu 3 tính chất cơ bản nhất của virut.
Ba tính chất cơ bản của virut là :
– Chưa có cấu tạo tế bào.
– Có kích thước siêu nhỏ (muốn quan sát phải dùng kính hiển vi điện tử).
– Có cấu tạo đơn giản, gồm lõi ỉà axit nuclêic và vỏ là Prôtêin, gọi là Capsit.
Bài 2: Virut có phải là vi sinh vật không ?
Advertisements (Quảng cáo)
Virut là đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học. Nó là một phân ngành trong vi sinh vật học : Phân ngành vỉrut học (Virology).
Tuy nhiên, virut chưa có cấu tạo tế bào, chưa phải là cơ thể sống, cho nên nó chưa được coi là vi sinh vật.
Bài 3: Về hình thái, virut có mấy loại cấu trúc ?
Advertisements (Quảng cáo)
Capsôme tạo nên 3 kiểu cấu trúc :
a) Cấu trúc xoắn : Các Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn xung quanh axit nuclêic (Ví dụ : các virut khảm thuốc lá, dại, cúm, sởi…).
b) Cấu trúc khối : Capsôme sắp xếp tạo thành vỏ capsit hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (Ví dụ : các virut ađênô, bại liệt).
c) Cấu trúc hổn hợp : Cấu trúc vừa dạng khối vừa dạng xoắn (Ví dụ, phagơ có đầu dạng khối gắn với đuôi dạng xoắn, trông như con nòng nọc).
Bài 4: Vỏ ngoài của virut có nguồn gốc từ đâu ?
Ở hầu hết các trường hợp, vỏ ngoài của virut có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào, được virut cuốn theo khi nảy chồi.
Tuy nhiên, vỏ ngoài của virut cũng có thể có nguồn gốc từ màng nhân hoặc nội màng.
– Virut Hecpes lắp ráp trong nhân, khi nảy chồi cuốn theo màng nhân nên có vỏ ngoài từ màng nhân.
– Virut SARS gây bệnh viêm đường hô hấp nặng có vỏ ngoài từ màng lưới nội chất, virut Bunya gây sốt xuất huyết Hàn Quốc có vỏ ngoài từ màng thể Gôngi.