Chương VI Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật SBT sinh lớp 10. Giải bài 29, 30, 31, 32 trang 101 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 29: Nhiệt độ thấp có diệt được vi sinh vật không ?…
Bài 29: Nhiệt độ thấp có diệt được vi sinh vật không ?
Nhiệt độ thấp không diệt được vi sinh vật, nhưng ức chế sự sinh trưởng của chúng, cho nên người ta thường bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc kho lạnh có nhiệt độ 0 – 10°C. Giống vi sinh vật được bảo quản ở 0°C, – 80°C và -196°C. Thực phẩm để trong tủ lạnh lâu ngày vẫn bị các vi sinh vật chịu lạnh gây hư hỏng.
Bài 30: Tại sao trong dân gian có câu “Cá không ăn muối cá ươn”?
Môi trường ưu trương tạo áp suất thẩm thấu cao dẫn đến cọ nguyên sinh. Ở mức thấp tế bào không chết nhưng không sinh trưởng. Ở mức cao, tế bào bị chết. Vì thế thịt cá ướp muối, hoa quả ướp đường đều giữ được lâu.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 31: Các hoá chất nào được dùng để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật. Cơ chế tác động của chúng là gì ?
Có rất nhiều chất hoá học được dùng để tiêu độc hoặc khử trùng như :
Advertisements (Quảng cáo)
– Focmalđêhit 40% trong nước dùng làm chất sát trùng. Glutalđêhit 20% dùng để tiêu độc phòng thí nghiệm. Các chất này gắn vào axit nuclêic hoặc prôtêin để làm bất hoạt chúng.
– Phenol 3 – 5% là chất sát trùng mạnh, dùng để rửa vết thương. Phenol làm mất tính bán thấm của màng sinh chất và làm biến tính prôtêin.
– Các Halôgien, như Iôt 2% trong cồn dùng để sát trùng vết thương, Cloramin dùng để tẩy trùng nước.
– Các kim loại, như Nitrat bạc 1% dùng để nhỏ mắt, CuSO4 dùng để diệt tảo ở bể bơi, kẽm sunfat dùng rỏ mắt, ôxit kẽm 10% dùng để chống lở loét da. Các kim loại gắn với prôtêin làm biến tính prôtêin dẫn đến làm chết tế bào.
Bài 32: Dựa vào cơ chế nào mà một số vi khuẩn có thể sống được trong môi trường có nồng độ muối cao ?
Vi sinh vật sống trong môi trường có nồng độ muối cao có khả năng bài xuất Na+ và có năng lực hấp thụ để làm cô đặc lại K+. Sự có mặt của K+ ở nồng độ cao có thể điều tiết áp suất thẩm thấu trở nên cân bằng giữa trong và ngoài tế bào của chúng.