Chương VI Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật SBT Sinh lớp 10. Giải bài 13, 14, 15, 16 trang 96, 97 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 13: Tại sao nhiều vi khuẩn (ví dụ, Bacillus subtilis) khi sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi vẫn tạo bào tử…
Bài 13: Tại sao nhiều vi khuẩn (ví dụ, Bacillus subtilis) khi sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi vẫn tạo bào tử.
Vi khuẩn mang bào tử là thuộc tính của loài ấy. Điều kiện môi trường bất lợi chỉ thúc đẩy chúng tạo bào tử nhanh hơn và tỉ lệ tạo bào tử nhiều hơn mà thôi. Các vi khuẩn không mang bào tử (ví dụ, E. coỉi) thì dù có ở điều kiện khó khăn đến đâu chúng cũng không tạo được bào tử
Bài 14: Dựa vào nhu cầu ôxi, người ta có thể chia vi sinh vật ra làm mấy nhóm ?
Chia làm 4 nhóm :
a) Hiếu khí bắt buộc : Chỉ có thể sinh trưởng khi có mặt ôxi, vì ôxi là chất nhận êlectron cuối cùng trong chuỗi vận chuyển êlectron để thu nhận ATP. Thuộc loại này gồm nấm mốc, đa số vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh.
b) Kị khí bắt buộc : Chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt ôxi, vì ôxi là chất độc gây chết tế bào. Ví dụ vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn sinh mêtan, một số vi khuẩn sống trong bùn và dạ dày cỏ ở động vật 4 túi.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Kị khí không bắt buộc hay kị khí tuỳ tiện : Vi sinh vật không đòi hỏi ôxi cho sự sinh trưởng nhưng nếu có ôxi chúng sẽ sinh trưởng tốt hơn. Ví dụ, khi không có ôxi, nấm men rượu sẽ tiến hành lên men và Bacillus sẽ tiến hành hô hấp kị khí ; còn khi có ôxi, cả hai đều tiến hành hô hấp hiếu khí.
d) Vi hiếu khí : Vi sinh vật hiếu khí nhưng đòi hỏi nồng độ ôxi rất thấp (2-10%). Nếu ở nồng độ ôxi bình thường của khí quyển, chúng sẽ bị chết.
Bài 15: Tại sao ôxi lại là chất độc đối với tế bào vi sinh vật ?
Advertisements (Quảng cáo)
Ôxi là chất ôxi hoá mạnh, khi nhận électron nó có thể chuyển hoá thành các gốc tự do rất độc như Supeoxit (O2– ), Peroxithiđrô (H2O2).
O2 + e– —> O2–
O2– + e– —► H2O2
H2O2 + e– + H+ -> H20 + OH–
Các chất này lấy Electron từ các hợp chất khác, đến lượt mình các hợp chất khác lại lấy đi Electron của các hợp chất khác nữa, dẫn đến gây hư hỏng không sửa chữa được, làm cho tế bào chết.
Bài 16: Vi sinh vật có cách nào để giải độc các gốc ôxi tự do ?
Nhiều vi khuẩn có khả năng sinh các enzim để giải độc các gốc ôxi tự do. Ví dụ, Superoxit Dismutaza (SOD), Catalaza, Perôxidaza, theo phương trình sau :