Chương VI Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật SBT sinh lớp 10. Giải bài 33, 34, 35 trang 102, 103 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 33: Dựa vào nhiệt độ sinh trưởng thích hợp, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm ?…
Bài 33: Dựa vào nhiệt độ sinh trưởng thích hợp, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm ?
Mỗi vi sinh vật hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Có 4 nhóm :
– Vi sinh vật ưa lạnh : Sinh trưởng tối ưu ở dưới 15°C. Màng sinh chất chứa nhiều axit không no nên ngay ở nhiệt độ thấp, màng vẫn không bị vỡ do duy trì ở trạng thái bán lỏng. Khi nhiệt độ trên 20°C, màng sẽ bị vỡ.
– Vi sinh vật ưa ấm : Sinh trưởng tối ưu ở 20 – 40°C. Hầu hết các vi sinh vật trong tự nhiên thuộc nhóm này.
– Vỉ sinh vật ưa nhiệt : Sinh trưởng tối ưu ở 55 – 65°C, thường gặp trong các đống phân hoặc rác ủ, trong suối nước nóng. Các enzim, ribôxôm và màng sinh chất thích ứng ở nhiệt độ cao.
Advertisements (Quảng cáo)
– Vi sinh vật ưa siêu nhiệt: Sinh trưởng tối ưu ở 95-100°C chúng là các vi khuẩn cổ sống trong các suối nước nóng hoặc các dòng hải lưu nóng.
Bài 34: Dựa vào pH thích hợp cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia làm mấy nhóm ?
Advertisements (Quảng cáo)
Mỗi vi sinh vật hoạt động tốt nhất trong một phạm vi pH nhất định. Có thể chia làm 3 nhóm :
– Vi sinh vật ưa axit : Sinh trưởng tốt nhất ở pH = 4-6, bao gồm hầu hết các nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn sinh axit, thậm chí có vi khuẩn sinh trưởng tốt ở pH = 1-3.
– Vi sình vật ưa trung tính : Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh, sinh trưởng tốt ở pH = 6-8 và ngừng sinh trưởng ở pH < 4 và pH > 9, do các H+ và OH– kìm hãm hoạt động của các Enzim.
– Vi sinh vật ưa kiềm : Sinh trưởng tốt ở pH > 9, thậm chí >11. Chúng thường thấy ở đất vùng ven biển do ảnh hưởng của thuỷ triều.
Bài 35: Tại sao phải “ăn chín uống sôi” ?
Tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh đều thuộc loại ưa ấm và bị chết nhanh khi đun, nấu.