Chương VI Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật SBT Sinh lớp 10. Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 94 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 5: Chất trao đổi bậc I (sơ cấp) và bậc II (thứ cấp) được tạo ra ở pha nào ?…
Bài 5: Chất trao đổi bậc I (sơ cấp) và bậc II (thứ cấp) được tạo ra ở pha nào ?
Chất trao đổi bậc I gồm đường, axit amin, enzim… được tổng hợp ở pha luỹ thừa, nên đây là thời điểm thu nhận chúng. Chất trao đổi bậc II gồm độc tố nấm (ví dụ aflatoxin), chất kháng sinh… được tổng hợp ở pha cân bằng. Do đó đây là thời điểm thu nhận chúng.
Bài 6: Tại sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát ?
Advertisements (Quảng cáo)
Trong nuôi cấy liên tục, môi trường tương đối ổn định, vi sinh vật liên tục sinh trưởng, các Enzim cảm ứng liên tục tạo thành, do đó không có pha tiềm phát.
Bài 7: Có phải ở pha suy vong vẫn còn các tế bào sống tiến hành trao đổi chất và phân chia không ?
Advertisements (Quảng cáo)
Ở đầu pha suy vong vẫn còn có các tế bào sống liên tục trao đổi chất và phân chia, song số tế bào chết vượt trội các tế bào mới sinh ra. Trong một số trường hợp, cuối cùng tất cả các tế bào đều chết, nhưng trong một số trường hợp khác chúng chuyển sang dạng nghỉ, tạo thành bào tử để tiếp tục tồn tại.
Bài 8: Khi nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường dinh dưỡng bắt đầu từ 4 tế bào với thời gian pha tiềm phát dài 1 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào tạo thành sau 1 giờ, 3 giờ và nếu một trong 4 tế bào ban đầu bị chết.
Trong vòng 1 giờ, số lượng tế bào không tặng vì còn ở pha tiềm phát. Sau 3 giờ, tế bào mới phân chia được 2 giờ (tức là 6 thế hệ). Số lượng tế bào được tạo thành là N = N0 X 2n, tức 4 X 26 = 4 X 64 = 256 tế bào. Nếu một tế bào ban đầu bị chết thì số tế bào thu được là 3 X 26 = 192 tế bào.