Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 17, 18, 19, 20 trang 59, 60, 61 SBT Sinh 10: Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp ?

Chương III Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 17, 18, 19, 20 trang 59, 60, 61 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 17: Cho sơ đồ quá trình quang hợp như sau…

Bài 17: Cho sơ đồ quá trình quang hợp như sau:

Hãy cho biết A, B, C, D, E, F, X, Y là chất gì. Từ đó cho biết pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào.

– Chú thích cho các chữ A, B, X, C, D, E, F, X, Y :

A : H20

B: O2

C: ATP

D:NADPH

E : ADP

F : NADP

X : C02

Y   : [CH20]n

Advertisements (Quảng cáo)

– Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối :

+ Pha sáng và pha tối của quang hợp tuy diễn ra trong không gian khác nhau nhưng có mối quan hộ chặt chẽ với nhau.

+ Pha sáng tổng hợp ATP, NADPH cung cấp cho pha tối để khử C02 thành Cacbohiđrat.

+ Pha tối lại cung cấp ADP, NADPcho pha sáng để tái tạo ATP, NADPH.

Bài 18: Tại sao trong quang hợp pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng ? Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp ? Tại sao lại xảy ra ở đó ?

Hướng dẫn sử dụng

– Trong quang hợp pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp Glucôzơ cần có năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.

Advertisements (Quảng cáo)

– Pha sáng xảy ra trên màng Tilacôit của lục lạp. Trên màng có chứa hệ sắc tố quang hợp, chuỗi chuyền electron và phức hệ ATP – sintetaza, do đó đã chuyển hoá quang năng thành năng lượng tích luỹ trong ATP và NADPH.

– Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp (Strôma) là nơi có chứa các Enzim và cơ chất của chu trình Canvin, do đó Glucôzơ được tổng hợp từ C02 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.

Bài 19: Giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục ? Màu xanh lục này có liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá không ?

– Lá cây có màu xanh lục vì trong 7 màu của ánh sáng nhìn thấy (từ 400 – 700 nm) : đỏ, vàng, da cam, lục, lam, chàm, tím, lá cây hấp thụ chủ yếu hai loại đỏ và chàm tím, để lại màu lục phản chiếu vào mắt, làm ta thấy lá có màu xanh lục.

– Màu xanh lục này không liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá cây mà chính là màu đỏ và màu xanh tím mới liên quan trực tiếp đến chức nãng quang hợp của lá.

Bài 20: Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quang hợp ? Trình bày những diễn biến cơ bản của pha tối.

–    Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

+ Ánh sáng: bao gồm cả cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ.

+ Nồng độ C02 trong khí quyển.

+ Độ ẩm không khí và lượng nước.

+ Chế độ dinh dưỡng.

+ Nhiệt độ.

–    Bản chất pha tối là một chuỗi các phản ứng do enzim xúc tác, trong đó có ATP, NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp Glucôzơ thông qua chu trình Canvin. Chu trình này gồm 3 giai đoạn :

+ Giai đoạn 1 (cố định Cacbon) : Phân tử C02 sẽ liên kết với đường 5 cacbon là Ribulôzơđiphôtphat (RiDP) nhờ Enzim rubisco. Sản phẩm tạo ra là hợp chất hữu cơ 6 cacbon nhưng không bền nên nhanh chóng tạo ra 2 phân tử 3 cacbon là 3-axitphôtphoglixêric (APG).

+ Giai đoạn 2 (giai đoạn khử) : APG bị khử thành AlPG với NADPH đóng vai trò lực khử, còn ATP đóng vai trò cung cấp năng lượng.

+ Giai đoạn 3 (giai đoạn tái sinh, phục hồi chất nhận C02) : Kết thúc giai đoạn khử có 6 AlPG, trong đó 1 AlPG được tế bào sử dụng để tổng hợp nên glucôzơ và một số hợp chất hữu cơ khác như axit béo, glixêrin, axit amin… Còn 3 phân tử A/PG tiếp tục đi vào chu trình và sử dụng ATP để tái sinh chất nhận C02 (RiDP).

Advertisements (Quảng cáo)