Chương III Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 50, 51, 52 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 1: Vẽ sơ đồ cấu tạo của ATP. Vì sao ATP có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của tế bào ?…
Bài 1: Vẽ sơ đồ cấu tạo của ATP. Vì sao ATP có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của tế bào ?
– Vẽ sơ đồ (như hình 21.2 trong SGK Sinh học 10 nâng cao, trang 72).
– ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào. Đây là hợp chất cao năng, trong đó có 2 liên kết cao năng giữa các nhóm phôtphat cuối trong ATP. Các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm, khi ở gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau làm cho liên kết này dễ bị phá vỡ. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó và trở thành ADP.
– Năng lượng trong thức ăn (được đưa vào tế bào dưới dạng các axit amin, glucôzơ, axit béo…) đều có thể được chuyển thành năng lượng trong các phân tử ATP dễ sử dụng.
– ATP có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào như sinh tổng hợp các chất, vận chuyển (hoạt tải) các chất qua màng, co cơ, dẫn truyền xung thần kinh.
Bài 2: Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào ? Trong tế bào năng lượng được sử dụng vào những hoạt động sống gì ?
– Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều dạng năng lượng như : điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng… Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng thiên nhiên, ta có thể phân biệt năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước…
– Trong tế bào sống có những dạng năng lượng : hoá năng chứa trong các liên kết hoá học (ATP, NADH, FADH2…), điện năng (sự chênh lệch ion giữa hai bên màng), nhiệt năng.
– Trong tế bào, năng lượng được sử dụng cho các hoạt động sống như :
Advertisements (Quảng cáo)
+ Tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào.
+ Hoạt tảị các chất qua màng sinh chất.
+ Sinh công cơ học.
+ Sưởi ấm cơ thể…
Bài 3: Cho hình vẽ sau :
Advertisements (Quảng cáo)
– Chú thích những từ thích hợp thay cho a, b và c.
– Sự giống nhau giữa các liên kết ở vị trí 1, 2, 3, 4 ?
– Sự khác nhau giữa liên kết 1 và 3 ? Ý nghĩa của nó ?
– Chú thích : a : 2 nhóm Phôtphat cao năng.
b : Bazơ Nitơ.
c : Đường Ribôzơ.
– Cả 4 liên kết trên đều là liên kết cộng hoá trị.
– Sự khác nhau giữa liên kết 1 và 3 :
+ Liên kết 1 là liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cao năng đều mang điện tích âm nên đẩy nhau làm cho liên kết này dễ bị phá vỡ, giải phóng năng lượng.
+ Liên kết 3 là liên kết giữa nhóm phôtphat và nhóm – CH2 nên không đẩy nhau, khó bị phá vỡ hơn. Đó là liên kết bình thường, có năng lượng thấp.
Bài 4: Enzim là gì ? Nêu cấu trúc của Enzim. Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu thì Enzim bị giảm hoặc mất hoạt tính ?
– Enzim là chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống.
– Enzim có bản chất là prôtêin (đa số) nên có cấu trúc phức tạp, đặc biệt là cấu trúc không gian. Mỗi enzim có cấu trúc không gian đặc thù, đặc biệt là vùng được gọi là trung tâm hoạt tính. Trung tâm hoạt tính được cấu tạo bởi một số các axit amin đặc thù và có hình thù không gian đặc thù, phù hợp với cơ chất mà enzim xúc tác. Hình thù của trung tâm hoạt tính có thể bị thay đổi. Một số enzim còn có thêm trung tâm điều chỉnh có tác dụng điều chỉnh hình thù của trung tâm hoạt tính.
– Khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim bị giảm hoặc mất đi là do prôtêin của enzim bị biến tĩnh, cấu hình không gian của trung tâm hoạt tính bị thay đổi.