Chương I Thành phần hóa học của tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 17, 18, 19, 20 trang 27, 28, 29 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 17: Prôtêin trong tự nhiên có những bậc cấu trúc nào ? Bậc cấu trúc nào quyết định đến cấu trúc không gian của nó ?…
Bài 17: Prôtêin trong tự nhiên có những bậc cấu trúc nào ? Bậc cấu trúc nào quyết định đến cấu trúc không gian của nó ?
– Những bậc cấu trúc của prôtêin trong tự nhiên :
+ Cấu trúc bậc một: là số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
+ Cấu trúc bậc hai : là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian co xoắn hoặc gấp nếp, được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các axit amin ở gần nhau.
+ Cấu trúc bậc ba : là hình dạng prôtêin trong không gian ba chiều do cấu trúc bậc hai cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
+ Cấu trúc bậc bốn : một số loại prôtêin gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau.
– Cấu trúc bậc một prôtêin có vai trò rất quan trọng, nó xác định nên tính đặc thù, đa dạng của prôtêin đồng thời quyết định cấu trúc bậc hai, bậc ba của prôtêin. Vì vậy, cấu trúc bậc một là cấu trúc quyết định nên cấu trúc không gian của prôtêin.
Bài 18: Hoàn chỉnh bảng sau:
Loại prôtêin |
Chức năng |
Ví dụ |
Prôtêin cấu trúc |
|
|
Prôtêin enzim |
|
|
Prôtêin hoocmôn |
|
|
Prôtêin dự trữ |
|
|
Prôtêin vận chuyển |
|
|
Prôtêin thụ thể |
|
|
Prôtêin co dãn |
|
|
Prôtêin bảo vệ |
|
|
Loại prôtêin |
Chức năng |
Ví dụ |
Pôtêin cấu trúc |
Cấu trúc nên tế bào và cơ thể. |
Kêratin cấu tạo nên lông, tóc, móng. Sợi côlagen cấu tạo nên mô liên kết. |
Prôtêin enzim |
Xúc tác cho các phản ứng sinh hoá. |
Lipaza thuỷ phân lipit. Xenlulaza thuỷ phân xenlulôzơ |
Prôtêin hoocmôn |
Điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào và cơ thể. |
Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu… |
Prổtêin dự trữ |
Dự trữ các axit amin. |
Anbumin dự trữ trong trứng gà… Glôbulin dự trữ trong các cây họ Đậu. |
Prôtêin vận chuyển |
Vận chuyển các chất. |
Hêmôglôbin vận chuyển 02 và C02. |
Prôtêin thụ thể |
Giúp tế bào nhận tín hiệu hoá học. |
Các prôtêin thụ thể trên màng sinh chất. |
Prôtêin co dãn |
Co cơ, vận chuyển, phân bào. |
Actin và miôzin trong cơ. |
Prôtêin bảo vệ |
Chống bệnh tật. |
Các kháng thể, inteíêron chống lại sự xâm nhập của virut và vi khuẩn. |
Bài 19: Mô tả hình vẽ sau, chỉ rõ thành phần cấu trúc, các mối liên kết giữa các thành phần và ý nghĩa của các mối liên kết đó.
Advertisements (Quảng cáo)
– Hình vẽ mô tả cấu trúc các loại nuclêôtit của ADN gồm 4 loại A, T, G, X.
– Các nuclêôtit đều gồm 3 thành phần : đường C5H]()04, axit phôtphoric (H3PO4), bazơ nitơ (có 4 loại A, T, G, X).
– Bazơ liên kết với đường pentôzơ bằng liên kết glicôzit. Axit phôtphoric liên kết với đường pentôzơ bằng liên kết este.
Đây là các mối liên kết bền vững đảm bảo cấu trúc bền vững của từng đơn phân nuclêôtit, là cơ sở cho sự bền vững của ADN.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 20: a) Phân tử ADN ở tế bào sinh vật nhân thực có mạch kép có ý nghĩa gì ?
b) Hình vẽ dưới đây cho thấy các loại liên kết trong phân tử ADN :
Hãy cho biết các vị trí 1, 2, 3, 4 là các loại liên kết gì. Điểm khác nhau và ý nghĩa của liên kết ở vị trí số 1 và 4 là gì ?
a) ADN ở sinh vật nhân thực có 2 mạch đơn nên có khả năng :
– Đảm bảo tính ổn định cấu trúc không gian.
– Đảm bảo ADN có kích thước lớn bền vững hơn cấu trúc mạch đơn.
– Đảm bảo ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
– Thuận lợi cho việc phục hồi các tiền đột biến về trạng thái bình thường,
b) Các loại liên kết
– (1) Liên kết hoá trị
– (2) Liên kết phôtphođieste
– (3) Liên kết glicôzit
– (4) Liên kết hiđrô
Khác nhau :
Liên kết 1 |
Liên kết 4 |
– Có năng lượng liên kết lớn – Tạo mạch pôlinuclêôtit – Tạo tính bền vững |
– Năng lượng liên kết nhỏ – Tạo cấu trúc không gian của ADN – Đảm bảo tính bền vững, tính linh động của ADN |