Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 9, 10, 11, 12 trang 22, 23, 24 SBT Sinh 10: Điểm giống và khác nhau giữa cacbonhidrat và lopit là gì?

Chương I Thành phần hóa học của tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 22, 23, 24 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 9: Hãy hoàn thành bảng sau…

Bài 9: Hãy hoàn thành bảng sau:

Loại đường

Cấu tạo

Vai trò

Ví dụ

Đường đơn

Có 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử, quan trọng nhất là pentôzơ (5C) và hexôzơ (6C).

-Cấu tạo nên đường đôi và đường đa.

– Là thành phần cấu trúc các phân tử ADN, ARN, ATP, UTP, GTP, XTP, TTP.

– Là nguyên liệu hô hấp.

 Ribôzơ, glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.

Đường đôi

Do 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau loại một phân tử nước.

Làm chất dự trữ c và năng lượng tạm thời.

Lactôzơ (đường sữa), saccarôzơ (đường mía).

Đường đa

Do nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng các liên kết glicôzit tạo ra các mạch thẳng hoặc phân nhánh bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước.

–    Là nguyên liệu dự trữ và cấu trúc các thành phần của tế bào.

–    Liên kết với prôtêin tạo thụ thể.

–   Tạo kháng nguyên bể mặt.

Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen.

Bài 10: Quan sát và mô tả hình vẽ sau, từ đó hãy nêu ra những điểm giống và khác nhau của hai phân tử này.

*  Hình vẽ mô tả cấu trúc của 2 loại pôlisaccarit là tinh bột và xenlulôzơ.

–    Tinh bột : gồm các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit tạo thành các mạch có phân nhánh.

–    Xenlulôzơ : gồm các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit (1 sấp, 1 ngửa), làm thành một mạch thẳng không có sự phân nhánh.

*   Sự giống và khác nhau :

Advertisements (Quảng cáo)

–     Giống nhau :

+ Cấu trúc :

Đều là đại phân tử gồm nhiều đơn phân là glucôzơ
Các đơn phân được liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit bền chắc.

+ Chức năng :

Là thành phần cấu trúc của tế bào.

–     Khác nhau :

Advertisements (Quảng cáo)

Nội dung

Xenlulôzơ

Tinh bột

Dạng mạch

Mạch thẳng

Phân nhánh

Chức năng

Cấu trúc thành tế bào

Dự trữ năng lượng

Bài 11: Điểm giống và khác nhau giữa cacbonhidrat và lopit là gì?

–    Giống nhau

+ Được cấu tạo từ C, H, O

+ Đều là nguồn dự trữ năng luợng của tế bào và cơ thể

 + Đều là thành phần cấu trúc của tế bào.

–    Khác nhau

Đặc điểm

Cacbohiđrat

Lipit

Cấu trúc

–   C, H, O trong đó có nhiều O

–   Có liên kết glicôzit

–   C, H, O trong đó có ít O

–   Có liên kết este

Tính chất

–   Tan nhiều trong nuớc

–   Dễ bị thuỷ phân

–   Không tan trong nuớc, kị nước

–   Tan trong dung môi hữu cơ

Vai trò

–   Cung cấp và dự trữ năng lượng

–   Cấu trúc tế bào

–    Dự trữ năng luợng và nhiều chức năng sinh học khác

–    Tham gia cấu trúc màng, thành phần của vitamin, hoocmôn

Bài 12: a) Tại sao phôtpholipit là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng cơ sở ?

            b) Phân biệt dầu, mỡ, sáp.

a)   Phôtpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ ba của phân tử glixêrol liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với một ancol phức. Các liên kết không phân cực C-H trong axit béo làm cho đầu mang axit béo có tính kị nước, còn đầu ancol phức ưa nước. Vì thế, chúng có thể tạo thành lớp màng mỏng tạo nên các dạng màng ngăn.

b)    Dầu, mỡ, sáp đều là các dạng lipit đơn giản thường gặp trong các cơ thể sống.

–     Dầu : ở trạng thái lỏng do có chứa nhiều axit béo không no.

–     Mỡ : ở trạng thái nửa lỏng, nửa rắn do có chứa nhiều axit béo no.

–     Sáp : ở trạng thái rắn, chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài thay cho glixêrol.

Advertisements (Quảng cáo)