Bài 9: Cho tam giác ABC. Xét các mệnh đề P: “AB = AC”, Q: “Tam giác ABC cân”.
a)Phát biểu mệnh đề P => Q và mệnh đề đảo của nó;
b)Xét tính đúng, sai của cả hai mệnh đề trên.
a) (P =>Q): “Nếu AB = AC thì tam giác ABC cân”.
Mệnh đề đảo (Q =>P): “Nếu tam giác ABC cân thì AB = AC”.
b)(P=>Q) đúng, (Q=>P) sai
Bài 10: Cho tam giác ABC. Phát biểu mệnh đề đảo của các mệnh đề sau và xét tính đúng sai của chúng.
a)Nếu AB = BC = CA thì ABC là một tam giác đều;
b)Nêu AB > BC thì \(\widehat C > \widehat A\)
Advertisements (Quảng cáo)
c)Nếu \(\widehat C = {90^0}\) thì ABC là một tam giác vuông.
a) “Nếu ABC là một tam giác đều thì AB = BC = CA”, cả hai mệnh đề đều đúng.
b) “Nếu \(\widehat C > \widehat A\) thì AB > BC”. Cả hai mệnh đề đều đúng.
c)“Nếu ABC là một tam giác vuông thì \(\widehat C = {90^0}\)”
Advertisements (Quảng cáo)
Nếu tam giác ABC vuông tại B (hoặc C) thì mệnh đề đảo sai.
Bài 11: Sử dụng khái niệm “điều kiện cần”, hoặc “điều kiện đủ”, hoặc “điều kiện cần và đủ” (nếu có thể) hãy phát biểu các mệnh đề trong bài tập 10.
a) Điều kiện cần và đủ để tam giác ABC đều là AB = BC = CA.
b) Điều kiện cần và đủ để AB > BC là \(\widehat C > \widehat A\)
c) Điều kiện đủ để tam giác ABC vuông là \(\widehat A = {90^0}\)
Bài 12: Cho tứ giác ABCD. Phát biểu một điều kiện cần và đủ để
a)ABCD là một hình bình hành;
b)ABCD là một hình chữ nhật ;
c)ABCD là một hình thoi.
a)Tứ giác ABCD là một hình bình hành khi và chỉ khi AB//CD và AB = CA.
b)Tứ giác ABCD là một hình chữ nhật khi và chỉ khi nó là một hình bình hành và có một góc vuông.
c)Tứ giác ABCD là một hình thoi khi và chỉ khi nó là một hình bình hành và có hai đường chéo vuôn góc với nhau.