Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Sinh học 11

Bài 1, 2, 3, 4 trang 15 SBT Sinh 11: Hãy mô tả con đường vận chuyển nước, chất kháng hòa tan và chất hữu cơ trong cây. Vẽ hình minh họa

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 15 Sách bài tập Sinh 11. Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Câu 1: Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu…; Hãy mô tả con đường vận chuyển nước, chất kháng hòa tan và chất hữu cơ trong cây. Vẽ hình minh họa

Bài 1: Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu : Đậu côve 0,8-0,9m; cỏ ba lá 1-3m;kê 0,8-1,1m;khoai tây 1,1-1,6m;ngô 1,1-2,6m; nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10m.

a) Các con số trên chứng minh điều gì?

b) Tại sao cây bụi ở sa mạc có rễ dài trên 10m?

a) -Những con số trên nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng vào đất của rễ. Rễ cây lan rộng, hệ thống lông hút phát triển giúp tăng diện tích tiếp xúc với môi trường đất. Các đặc điểm này là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài, giúp cây hút được nước và muối khoáng từ môi trường đất phức tạp.

-Môi trường càng khô cạn thì chiều dài của rễ càng cao, để có thể hút được nước và mối kháng giúp cây sinh tưởng và phát triển.

b) Do ở sa mạc thì môi trường khô cạn, các bụi cây ở đó phải phát triển mạnh bộ rễ dài(10m) để có thể đâm sâu xuống đất hút nước và muối khoáng.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 2: Hãy mô tả con đường vận chuyển nước, chất kháng hòa tan và chất hữu cơ trong cây. Vẽ hình minh họa.

-Con đường gian bào : nước từ đất vào lông hút —» gian bào của các tế bào vỏ tới đai Caspari : nước qua tế bào nội bì vào trung trụ —» mạch gỗ.Con đường này nhanh , không chọn lọc.

Advertisements (Quảng cáo)

-Con đường tế bào chất : nước từ đất vào lông hút —> tế bào vỏ —» tế bào nội bì —> vào trung trụ -» mạch gỗ.Con đường này chậm, có chọn lọc.

Bài 3: Hệ số nhiệt \(Q_{10}\) đối với pha sáng là 1,1-1,4 ; còn hệ số nhiệt \(Q_{10}\) đối với pha tối là 2-3.giải thích tại sao pha sáng là pha ít phụ thuộc vào nhiệt độ, còn pha tối là pha phụ thuộc vào nhiệt độ.

Hệ số \(Q_{10}\) chỉ mối quan hệ giữa nhiệt độ với phản ứng của pha sáng và pha tối, pha sáng \(Q_{10}\) = 1,1 – 1,4; pha tối \(Q_{10}\) = 2 – 3. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh(thể hiện chủ yếu ở pha tối).Nhiệt độ từ \(25^oC-35^oC\) là quang hợp mạnh nhất sau đó giảm. Nhóm thực vật \(C_4\) và CAM thích ứng với nhiệt độ cao trong quang hợp và sinh trưởng.

Bài 4: Ghi chú cho hình vẽ.Tại sao nói lá là cơ quan quang hợp của thực vật ?

Lá là cơ quan quang hợp vì:

-Hình thái : lá có dạng bản mỏng luôn hướng về phía ánh sáng.

-Cấu trúc : chứa các tế bào mô giậu (và tế bao bó mạch ở TV \(C_4\)), các tế bào này chứa lục lạp, lục lạp chứa hệ sắc tố(hấp thụ và chuyển hóa quang năng thành hóa năng). Lá còn có hệ thống mạch dẫn nước và muối khoáng, có khí khổng để trao đổi không khí.

Advertisements (Quảng cáo)