Giải bài 1, 2, 3 trang 5, 6 SBT Sinh lớp 11. Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Câu 1: Trong điều kiện đồng ruộng, tổng chiều dài hệ rễ của một cây ngô không kể lông hút là…; Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu?
Bài 1: Trong điều kiện đồng ruộng, tổng chiều dài hệ rễ của một cây ngô không kể lông hút là 500 – 700 m. Trên \(1mm^2\) rễ cây ngô có tới 420 lông hút (chiều dài bình quân mỗi lông hút là 0,5 mm). Cây táo 1 năm tuổi chỉ có 10 cành nhưng có tới 45000 rễ các loạị rễ.
a) Em hãy cho biết những con số trên nói lên điều gì ?
b) Tính tổng chiều dài của các lông hút ở rễ cây \(1mm^2\) ngô. Ý nghĩa sinh học của con số đó là gì ?
Lời giải :
a) Những con số trên nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng vào đất của rễ. Rễ cây lan rộng, hệ thống lông hút phát triển giúp tăng diện tích tiếp xúc với môi trường đất. Các đặc điểm này là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài, giúp cây hút được nước và muối khoáng từ môi trường đất phức tạp.
b) Tổng chiều dài của các lông hút ở \(1mm^2\) rễ cây ngô : 420 X 0,5 mm = 210 mm
Ý nghĩa sinh học : giúp cây ngô hút được nước và muối khoáng từ môi trường đất để sinh trưởng và phát triển.
Bài 2: Theo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô :
– Số lượng khí khổng trên \(1cm^2\) biểu bì dưới là 7684, còn trên \(1cm^2\) biểu bì trên là 9300.
– Tổng diện tích là trung bình (cả hai mặt lá) ở 1 cây là 6100 .\(1cm^2\)
Hãy cho biết :
Advertisements (Quảng cáo)
a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy?
b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu?
c) Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (0,14%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80 – 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)?
Biết 1 µm= 10 3mm. 1cm = 10mm
Lời giải :
a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là :
Advertisements (Quảng cáo)
(7684 + 9300) × 6100 = 103602400
Ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiéu hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy là vì lá ngô mọc đứng.
b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là :
103602400× (25,6 ×3,3) ×\({10^{ – 3}}\) : (6100 × 102) × 100% = 0,14 %
c) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (0,14%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80 – 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng của lá) vì các phân tử nước ở mép khí khổng bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở các vị trí khác (hiệu quả mép). Số lượng khí khổng rất lớn, tuy diện tích khí khổng rất nhỏ đã tạo ra khả năng thoát nước lớn cho cây.
(Ta có thể làm một thí nghiệm đơn giản để chứng minh hiệu quả mép như sau : lấy hai chậu nước như nhau, một chậu để nước bốc hơi tự do – bề mặt thoáng rộng ; còn một chậu có miếng bìa đục nhiều lỗ đặt lên trên – bể mặt thoáng hẹp hơn. Sau cùng một thời gian, chậu có miếng bìa sẽ bốc hơi nước nhiểu hơn).
Bài 3: Quan sát hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ ? Mô tả mỗi con đường. Hãy nêu vị trí và vai trò của vòng đai Caspari.
Lời giải
a) Nước (và các chất khoáng hoà tan trong nước) đi từ đất qua lông hút vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường : con đường gian bào và con đường tế bào chất (qua các tế bào).
b) Mô tả mỗi con đường
– Con đường gian bào : nước từ đất vào lông hút → gian bào của các tế bào vỏ tới đai Caspari : nước qua tế bào nội bì vào trung trụ → mạch gỗ.
– Con đường tế bào chất : nước từ đất vào lông hút → tế bào vỏ → tế bào nội bì →vào trung trụ → mạch gỗ.
c) Vị trí và vai trò của vòng đai Caspari
– Vị trí : Nằm ở phần nội bì của rễ.
– Vai trò : Kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hoà vận tốc hút nước của rễ