Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11

Bài 6, 7, 8, 9 trang 166, 167 SGK Lý 11: Khúc xạ ánh sáng

Bài 26 khúc xạ ánh sáng Lý 11. Giải bài 6, 7, 8, 9 trang 166, 167 Sách giáo khoa Vật lí 11. Góc tới của tia sáng là bao nhiêu (tính tròn số); Có ba môi trường trong suốt (1), (2), (3). Với cùng góc tới i, một tia sáng khúc xạ như hình 26.8 khi truyền từ (1) vào (2) và từ (1) vào (3).

Bài 6: Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là \(\frac{4}{3}\). Góc tới của tia sáng là bao nhiêu (tính tròn số)?

A. 37o                B. 42o                 C. 53o

D. Một giá trị khác A, B, C.

 

Chọn A


Bài 7: Có ba môi trường trong suốt (1), (2), (3). Với cùng góc tới i, một tia sáng khúc xạ như hình 26.8 khi truyền từ (1) vào (2) và từ (1) vào (3).

Vẫn với góc tới i, khi tia sáng truyền từ (2) vào (3) thì góc khúc xạ là bao nhiêu (tính tròn số)?

22o..
31o.
38o.
Không tính được, vì thiếu yếu tố.

Advertisements (Quảng cáo)

       Chọn D.


Bài 8: Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏ mặt nước là 4 cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4 cm và ở đáy dài 8 cm.

Tính chiều sâu của nước trong bình.Chiết suất của nước là \(\frac{4}{3}\).

Advertisements (Quảng cáo)

Hình 0, i = 45o  =>  sin r = \(\frac{3}{4}\) sin45o

           r ≈ 32o. Gọi chiều sâu của nước là x, ta có:

           x. tan 32o = 4 cm.

           x = \(\frac{4}{tan32^{\circ}}\) ≈ 6,4 cm.


Bài 9: Một tia sáng được chiếu đến điểm giữa của mặt trên khối lập phương trong suốt, chiết suất n = 1,50  (Hình 29.6). Tính góc tới i lớn nhất để tia khúc xạ vào trong khối còn gặp mặt đáy của khối.

Góc khúc xạ lớn nhất khi tia khúc xạ qua đỉnh của mặt đáy:

sin rm = \(\frac{\frac{a}{\sqrt{2}}}{\sqrt{a^{2}+\frac{a^{2}}{2}}}\) = \(\frac{1}{\sqrt{3}}\)

Suy ra: sin im = n sin rm = \(\frac{\sqrt{3}}{2}\)  => im = 60o.

Advertisements (Quảng cáo)