22.1. Câu nào dưới đây nói về lực Lo-ren-xơ là đúng ?
A. Là lực tác dụng của từ trường lên dòng điện.
B. Là lực tác dụng của từ trường lên hạt điện tích đứng yên.
C. Là lực tác dụng của từ trường lên vòng dây dẫn có dòng điện chạy qua.
D. Là lực tác dụng của từ trường lên hạt điện tích chuyển động.
Đáp án D
22.2. Câu nào dưới đây nói về chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều dưới tác dụng của lực Lo-ren-xơ là không đúng ?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Là chuyển động đều, có độ lớn của vận tốc không đổi.
B. Là chuyển động phẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường,
C. Là chuyển động có quỹ đạo parabol nằm vuông góc với từ trường.
D. Là chuyển động có quỹ đạo tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với các đường sức từ.
Advertisements (Quảng cáo)
Đáp án C
22.3. Hình nào trong Hình 22.1 kí hiệu đúng với hướng của từ trường đều tác dụng lực Lo-ren-xơ lên hạt điện tích q chuyển động với vận tốc trên quỹ đạo tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ ?
Đáp án C
Bài 22.4: Hạt prôtôn chuyển động với vận tốc 7,2.104 m/s bay vào trong từ trường đều có cảm ứng từ 1,5.10-2 T theo phương vuông góc với các đường sức từ. Prôtôn có điện tích +l,6.10-19C và khối lượng 1,672.10-27kg. Xác định bán kính quỹ đạo tròn của hạt prôtôn trong từ trường này.
A. 5,0 cm. B. 0,50 cm. C. 6,0 cm. D. 8,5 cm.
Áp dụng công thức \(R = {{mv} \over {|q|B}}\) ta tìm được bán kính quỹ đạo tròn của hạt prôtôn chuyển động trong từ trường đều :
\(R = {{{{1,672.10}^{ – 27}}{{.7,2.10}^4}} \over {{{1,6.10}^{ – 19}}{{.1,5.10}^{ – 2}}}} \approx 5,0cm\)