Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Toán 11

Bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trang 153 SBT Đại số và giải tích 11: Dãy số (Un + Vn )có thể có giới hạn hữu hạn không ?

Bài 1 giới hạn của dãy số Sách bài tập Đại số và giải tích 11. Giải bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trang 153 . Câu 1.1: Giải thích vì sao dãy số…; Dãy sốUn vcó thể có giới hạn hữu hạn không ?

Bài 1.1: Biết rằng dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) có giới hạn là 0. Giải thích vì sao dãy số \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = \left| {{u_n}} \right|\) cũng có giới hạn là 0. Chiều ngược lại có đúngkhông ?

Vì \(\left( {{u_n}} \right)\) có giới hạn là 0 nên \(\left| {{u_n}} \right|\) có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳý, kể từ một số hạng nàođó trởđi.

Mặt khác, \(\left| {{v_n}} \right| = \left| {\left| {{u_n}} \right|} \right| = \left| {{u_n}} \right|\). Do đó, \(\left| {{v_n}} \right|\) cũng có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi. Vậy, \(\left( {{v_n}} \right)\) có giới hạn là 0.

(Chứng minh tương tự, ta có chiều ngược lại cũng đúng).

Bài 1.2: Vì sao dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) với \({u_n} = {\left( { – 1} \right)^n}\) không thể có giới hạn là 0 khi \(n \to  + \infty \)  ?

Advertisements (Quảng cáo)

Vì \(\left| {{u_n}} \right| = \left| {{{\left( { – 1} \right)}^n}} \right| = 1\) nên \(\left| {{u_n}} \right|\) không thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi. Chẳng hạn, \(\left| {{u_n}} \right|\) không thể nhỏ hơn 0,5 với mọi n.

Do đó, dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) không thể có giới hạn là 0.

Bài 1.3: Cho biết dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) có giới hạn hữu hạn, còn dãy số \(\left( {{v_n}} \right)\) không có giới hạn hữu hạn. Dãy số \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) có thể có giới hạn hữu hạn không ?

Dãy  \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) không có giới hạn hữu hạn.

Advertisements (Quảng cáo)

Thật vậy, giả sử ngược lại,  \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) có giới hạn hữu hạn.

Khi đó, các dãy số  \(\left( {{u_n} + {v_n}} \right)\) và \(\left( {{u_n}} \right)\) cùng có giới hạn hữu hạn, nên hiệu của chúngcũng là một dãy có giới hạn hữu hạn, nghĩa là dãy số có số hạng tổng quát là \({u_n} + {v_n} – {u_n} = {v_n}\) có giới hạn hữu hạn. Điều này trái với giả thiết \(\left( {{v_n}} \right)\) không có giới hạn hữu hạn.

Bài 1.4: a)     Cho hai dãy số (un)(vn). Biết \(\lim {u_n} =  – \infty \) và \({v_n} \le {u_n}\) với mọi n. Có kết luận gì về giới hạn của dãy  (vn) khi \(n \to  + \infty \) ?

b)     Tìm vn với \({v_n} =  – n!\)

Giải :

a)     Vì \(\lim {u_n} =  – \infty \) nên \(\lim \left( { – {u_n}} \right) =  + \infty \). Do đó, \(\left( { – {u_n}} \right)\) có thể lớn hơn một số dương lớn tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.    (1)

Mặt khác, vì \({v_n} \le {u_n}\) với mọi n nên \(\left( { – {v_n}} \right) \ge \left( { – {u_n}} \right)\) với mọi n.    (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\left( { – {v_n}} \right)\) có thể lớn hơn một số dương lớn tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi. Do đó, \(\lim \left( { – {v_n}} \right) =  + \infty \) hay \(\lim {v_n} =  – \infty \)

b)     Xét dãy số \(\left( {{u_n}} \right) =  – n\)

Ta có – n! <  – n hay \({v_n} < {u_n}\) với mọi n. Mặt khác, \(\lim {u_n} = \lim \left( { – n} \right) =  – \infty \)

Từ kết quả câu a) suy ra \(\lim {v_n} = \lim \left( { – n!} \right) =  – \infty \)

Advertisements (Quảng cáo)