Bài 14: Em hiểu thế nào là áp suất thẩm thấu ở tế bào thực vật ? Áp suất thẩm thấu có liên quan tới khả năng sống trong môi trường nước mặn và nước ngọt của cây hay không ?
– Học sinh trả lời dựa trên các ý : Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào nồng độ các chất tích luỹ trong tế bào và trong mạch dẫn của cây, ví dụ như nồng độ ion khoáng, nồng độ đường hoà tan trong dịch tế bào…
– Cây muốn duy trì khả năng hút nước thì phải có áp suất thẩm thấu cao trong tế bào. Cây sống trong môi trường nước càng mặn thì muốn hút được nhiều nước, áp suất thẩm thấu càng phải cao, do vậy cây cần tích luỹ nhiều chất – nhất là các ion có số lượng lớn góp phần điều hoà áp suất thẩm thấu trong cây
Bài 15: Hãy mô tả các đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn của thú và thực vật có hoa.
– Thực vật sống nơi khô hạn có các hình thức thích nghi chủ yếu là : cơ thể có bộ phận tích luỹ nước, hoặc cơ thể tiêu giảm nhờ đó hạn chế thoát hơi nước. Rễ phát triển tới các lớp đất sâu có nguồn nước hoặc rễ ăn nồng có khả năng hút hơi nước trong không khí ở vùng sa mạc… Thực vật có hoa có hình thức thích nghi sinh sản với môi trường khô hạn là phát triển phôi trong túi phôi và hạt được bọc kín trong vỏ hạt.
– Động vật chịu hạn có các hình thức thích nghi về cấu tạo cơ thể hoặc về tập tính : Cơ thể có khả năng sử dụng tiết kiệm nước, thải phân khô, có khả năng dự trữ nước (như lạc đà..), hầu hết các động vật đều có tập tính tìm đến nguồn nước, hoặc đào hang tránh nắng chống mất nước… Phát triển phôi giúp giai đoạn phát triển con non tránh được điều kiện môi trường khô hạn.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 16: Em hiểu như thế nào là quy tắc về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (quy tắc Becman và quy tắc Anlen) khi nói về sự thích nghi của động vật hằng nhiệt với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường ? Hãy sừ dụng kiến thức đó để giải thích hiện tượng động vật hằng nhiệt ở vùng phía bắc lại có cơ thể lớn hơn vùng phía nam, ngược lại động vật ở vùng phía nam có các cơ quan góp phần vào toả nhiệt như tai, đuôi, các chi… lại lớn hơn của động vật vùng phía bắc.
– Nguyên tắc chung của quy tắc : Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy : vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn. Như vậy, vật thể có kích thước càng lớn thì diện tích bề mặt (tính trên tỉ số với thể tích) là càng nhỏ và ngược lại, vật thể có kích thước càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng lớn.
Đối với cơ thể động vật :
Advertisements (Quảng cáo)
Động vật có kích thước lớn Động vật có kích thước nhỏ
S/V < S/V
Động vật hằng nhiệt (ví dụ : gấu, cáo, hươu, thỏ.) sống ở vùng ôn đới lạnh có kích thước cơ thể lớn sẽ có diện tích bễ mặt cơ thể nhỏ (tính trên tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc giảm diện tích toả nhiệt của cơ thể. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới nóng có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có diện tích bề mặt cơ thể lớn (tính trên tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể. Qua đó có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể.
– Động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.. lớn có ý nghĩa trong việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể. Qua đó tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể
Bài 17: Hãy nêu những đặc điểm thích nghi của thực vật quang hợp trong môi trường thiếu ánh sáng của vùng nước sâu hay ở tầng dưới cùng của rừng mưa nhiệt đới.
– Kích thước lá lớn để tăng diện tích quang hợp, màu sẫm, mô giậu kém phát triển
– Các lá xếp xen kẽ nhau và nằm ngang
– Có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu.
Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp.