Trang Chủ Lớp 5 Đề thi học kì 1 lớp 5

[Đề số 6] Kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 5: Con đường vào bản có những cảnh vật gì?

Kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 – Đề số 6: Trong câu : “Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.”, hoa nước là loại hoa gì ?

I. ĐỌC HIỂU

ĐƯỜNG VÀO BẢN

Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng… Bên trên đưòng là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời…Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác…

Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

(Vi Hồng – Hồ  Thuỷ Giang)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.Con đường vào bản có những cảnh vật gì ?

a.  Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám.

b. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà.

c. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà.

2.Trong câu : “Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.”, hoa nước là loại hoa gì ?

a. Một loại hoa mọc dưới nước.

b. Nước suối tung bọt trắng xoá xoè cánh như hoa.

c. Một loại hoa ưa nước.

3.Câu văn : “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…” ý nói gì ?

a. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá.

b. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá.

c. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá.

Advertisements (Quảng cáo)

4.Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những loại cây gì ?

a. Cây đa, cây vầu.

b. Cây vầu, cây trám.

c. Cây lim, cây chò.

5.Bài văn tả cảnh gì ?

a. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc.

b. Cảnh vật trong rừng núi phía bắc.

c. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1.Trong các câu sau, từ bản trong những câu nào là từ đồng âm ?

a) Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

b) Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé!

c) Làng bản, rừng núi chìm trong sương mù.

Advertisements (Quảng cáo)

2.Trong các từ bén dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa ?

a) Cậu bé đi vội vã, chân bước không bén đất.

b) Họ đã quen hơi bén tiếng.

c) Con dao này bén (sắc) quá.

3.Chủ ngữ trong câu “Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.” là gì ?

a. Đoạn đường

b. Đoạn đường dành cho dân bản tôi

c. Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Với câu kết bài : “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường quen thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.” tác giả muốn nói điều gì ?

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Điền vào chỗ trống để có câu mở đoạn rồi viết tiếp 3 – 4 câu để có đoạn văn tả con đường mà em yêu thích:

Dù đi đâu về đâu, em cũng không quên con đường…

Đề 2. Hãy viết đoạn văn tả con đường đi học thân thuộc của em.


I. ĐỌC HIỂU

1. 2. 3. 4. 5.
c b a b c

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. a và b ; b và c.

2..  Bén trong câu a và b là từ nhiều nghĩa.

Bén trong câu c với bén trong hai câu a, b là từ đồng âm.

3. c.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Tham khảo : Với câu kết bài : “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường quen thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.” tác giả muốn nói rằng con đường vào bản và cảnh vật ở bản mình vô cùng hấp dẫn. Cảnh vật nơi đây với những con suối trong rào rạt bốn mùa, những đàn cá bơi lội, những hàng cây cao vút,…tất cả như níu chân du khách, hẹn ngày trở lại với bản làng thân yêu.

(Theo Nguyễn Thị Hiền)

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Dù đi đâu về đâu, em cũng không quên con đường hằng ngày em tới trường. Đó là một con đường làng rải đá đỏ đơn sơ cũng như bao con đường làng không tên khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng con đường này cũng đủ thênh thang cho những bước chân nhún nhảy như chim sẻ của chúng em từng ngày lớn lên. Sáng ra, từ đầu ngõ, em bước vào con đường là đã gặp ngay một cây bàng già đứng giương dù che nắng, bốn mùa lích chích tiếng chim. Từ đó, hai bên đường, hai hàng khuynh diệp chạy dài thẳng tắp một màu xanh ngút ngát. Thấp thoáng sau hai hàng cây là hàng rào của hai dãy nhà ven lộ, có hàng rào dâm bụt được cắt xén phẳng phiu. Cũng có hàng rào tre hoặc hàng rào tường xây dây kẽm gai kiên cố. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy rõ những ngôi nhà xinh xắn giữa một màu xanh vườn tược mượt mà.

Đề bài 2

     Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của em. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, em lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn em thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, em có thể nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót trên cao, ngắm những bông hoa dại ở ven đường, nhìn thấy những giọt sương còn đọng lại ở cánh hoa hay phiến lá. 

Advertisements (Quảng cáo)