1. Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh ung thư máu. B. Hội chứng Claifentơ.
C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Tơcnơ.
2. Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp
A. Phả hệ. B. Di truyền phân tử. C. Di truyền tế bào. D. Di truyền hóa sinh.
3. Trong kĩ thuật chọc ối để chẩn đoán trước khi sinh ở người, đối tượng khảo sát là:
A. Tính chất của nước ối
B. Các tế bào của bào thai bong ra trong nước ối
C. Tế bào tử cung của mẹ
D. Tính chất của nước ối và các tế bào của bào thai bong ra trong nước ối
4. Một số bệnh tật ở người có liên kết giới tính là:
A. máu khó đông, mù màu, dính ngón tay 2 và 3. B. điếc di truyền, dính ngón tay 2 và 3
C. máu khó đông, hội chứng Đao, bạch tạng. D. mù màu, câm điếc bẩm sinh, bạch tạng.
5. Bệnh ung thư thường không di truyền vì
A. bệnh nhân không thể sinh sản được.
B. bệnh chịu tác động chủ yếu của môi trường.
C. gen đột biến xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
D. giao tử mang gen ung thư thường có sức sống yếu, không tham gia thụ tinh.
Advertisements (Quảng cáo)
6. Bệnh mù màu đỏ, lục và bệnh máu khó đông là do 2 gen lặn không alen m và h trên NST X quy định, các len bình thường tương ứng là M và H. Người phụ nữ bình thường kết hôn với người đàn ông không bị bệnh mù màu nhưng bị máu khó đông. Họ có khả năng sinh con trai không mắc cả 2 bệnh trên là 20,5%. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Họ có khả năng sinh con gái bị bệnh mù màu máu đông bình thường với tỉ lệ 12,5%
B. Con trai nhận alen quy định mắt bình thường từ bố và alen quy định máu đông bình thường từ mẹ
C. Mẹ có kiểu gen XMHXmh và xảy ra với tần số 10%
D. Họ có thể sinh con gái nhìn bình thường bị mắc bệnh máu khó đông với tỉ lệ 25%
7. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Bố và mẹ có kiểu hình bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng. Đặc điểm về kiểu gen của bố mẹ là trường hợp nào sau đây?
A. Một người đồng hợp lặn, một người dị hợp. B. Đều là thể dị hợp.
C. Một người dị hợp, một người đồng hợp trội. D. Đều là thể đồng hợp.
8. Một người đàn ông mang nhóm máu A và một người phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với kiểu hình nào?
A. chỉ máu A hoặc máu B B. máu AB hoặc máu O
C. máu A, B, AB hoặc O D. máu A, B hoặc O
9. Ở người, bệnh máu khó đông (Xh), máu đông bình thường (XH). Sinh được đứa con gái bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là:
Advertisements (Quảng cáo)
A. XhY, XHXH B. XhY, XHXH C. XhY, XHXH D.. XhY, XHXH
1.0: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gen AaXBXB còn bố mang kiểu gen Aa XbY. Kết quả kiểu hình ở con lai là:
A. 75% bình thường : 25% chỉ bị bạch tạng. B. 50% bình thường : 50% chỉ bị mù màu.
C. 50% bình thường : 50% chỉ bị bạch tạng. D. 75% bình thường : 25% chỉ bị mù màu.
Câu 11: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều bình thường nhưng mang gen gây bệnh thì xác suất để sinh đứa con đầu lòng là con gái không bị bệnh bạch tạng là:
A. 3/8 B. 1/4 C. 1/8 D. ¾
1.2: Một trường hợp đặc biệt xảy ra khiến hai anh em sinh đôi cùng trứng trong một gia đình được nuôi dưỡng ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Khi trưởng thành người ta nhận thấy người anh cân nặng 78kg còn người em là 60kg. Cho rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình sống. Giải thích đúng về sự khác biệt giữa hai anh em là:
A. Kiểu gen qui định cân nặng của hai anh em hoàn toàn khác nhau.
B. Gen qui định cân nặng ở người tác động đa hiệu.
C. Gen qui định tính trạng cân nặng thay đổi khi môi trường thay đổi.
D. Gen qui định cân nặng ở người có mức phản ứng rộng.
1.3: Phát biểu nào dưới đây về các bệnh, tật di truyền là không chính xác?
A. Có thể dự đoán được khả năng xuất hiện các loại bệnh, tật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Đa số bệnh, tật di truyền hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm.
C. Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh, tật di truyền thậm chí từ giai đoạn bào thai.
D. Nhiều bệnh, tật di truyền phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
1.4: Phát biểu nào sau đây đúng về bệnh hồng cầu hình liềm?
A. Bệnh này do thừa một nhiễm sắc thể số 21 ở người.
B. Bệnh này do đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 ở người.
C. Đây không phải là loại biến dị di truyền vì hồng cầu không có nhân.
D. Bệnh này do đột biến gen thay thế cặp T – A thành cặp A – T.
1.5: Cho các bệnh và hội chứng ở người
1. Ung thư máu |
2. Hồng cầu hình liềm |
3. Bạch tạng |
4. Hội chứng Đao |
5. Máu khó đông |
6. Hội chứng Tơcnơ |
7. Hội chứng Claiphentơ |
8. Bệnh mù màu |
9. Bệnh phenyl keto niệu |
Số bệnh và hội chứng do đột biến NST là:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
B |
A |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
C |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
D |
B |
D |
A |