Trang Chủ Lớp 12 Đề kiểm tra 15 phút lớp 12

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 12 Chương V: Đồng sinh là hiện tượng gì?

Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật do yếu tố nào sau đây?; Đồng sinh là hiện tượng gì? … trong Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 12 Chương V. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

1.: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu.

(2) Hồng cầu hình liềm

(3) Bạch tạng.

(4) Claiphentơ.

(5) Dính ngón 2 và 3.

(6) Máu khó đông.

(7) Tơcnơ.

(8) Đao.

(9) Mù màu.
Những thể đột biến nhiễm sắc thể là:

A. (1), (4), (7), (5), (8).

B. (1), (4), (7), (8).

C. (2), (4), (7), (8),(9).

D. (4), (5), (6),(7) (8).

2. Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là?

A. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

B. Gen lặn và di truyền được chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

C. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

D.  Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

3. Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật do yếu tố nào sau đây?

A. Người sinh sản chậm và ít con.

B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

C. Các quan niệm và tập quán xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

4. Đồng sinh là hiện tượng:

A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ.

B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

D. Chỉ sinh một con.

Advertisements (Quảng cáo)

5. Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến:

A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường

B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường

C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính

D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính

6. Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Đao là:

A. Cơ thể lùn, cổ rụt, lưỡi thè ra

B. Hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn

C. Si đần bẩm sinh, không có con

D. Cả A, B, C đều đúng

7.: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:

A. 25%                                    B. 50%

C. 75%                                    D. 100%

8. Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là:

   A. Thường bị mất trí nhớ

   B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con

   C. Thường bị chết sớm

   D. Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố

Advertisements (Quảng cáo)

câu 9: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:

A. (1), (2), (5).             B. (2), (3), (4), (6).

C. (1), (2), (4), (6).      D. (3), (4), (5), (6).

1.0: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Ở người, có những tính trạng không tuân theo quy luật di truyền như ở sinh vật.

B. Ở người, phương pháp nghiên cứu phả hệ gần giống phương pháp lai ở sinh vật.

C.   Ở người, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể phát hiện các tính trạng có hệ số di truyền cao.

D. Ở người, sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào không thể phát hiện ra bệnh máu khó đông.

1.1: Người mang hội chứng Tớcnơ, trong tế bào xôma:

A. Cặp NST 21 có 3 chiếc.

B. Cặp NST 23 có 3 chiếc

C. Cặp NST 21 có 1 chiếc bị mất đoạn.

D. Cặp NST số 23 chỉ có 1 chiếc.

1.2: Biểu hiện của các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người như:
(1) Bệnh mù màu.

(2) Bệnh ung thư máu.

(3) Tật có túm lông ở vành tai.

(4) Hội chứng Đao.

(5) Hội chứng Tơcnơ.

(6) Bệnh máu khó đông.

Được phát hiện bằng phương pháp:

A. Nghiên cứu di truyền quần thể.

B. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.

C. Phả hệ.

D. Quan sát, nghiên cứu kiểu hình đột biến.

13: Phát biểu nào dưới đây về các bệnh, tật di truyền là không chính xác?

A. Có thể dự đoán được khả năng xuất hiện các loại bệnh, tật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B.  Đa số bệnh, tật di truyền hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm.

C. Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh, tật di truyền thậm chí từ giai đoạn bào thai.

D.  Nhiều bệnh, tật di truyền phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

1.4:

Trong phả hệ trên, hình vuông đại diện cho nam và vòng tròn đại diện cho phụ nữ. Những người biểu hiện một tính trạng cụ thể được đại diện bởi ô màu đen. Nhân tố di truyền nào sau đây giải thích tốt nhất về cơ chế di truyền trên?

A.  Gen trội nằm trên NST giới tính.

B. Gen lặn nằm trên NST giới tính.

C.  Gen lặn nằm trên NST thường.

D.  Gen trội nằm trên NST thường.

1.5:   Nhận định nào không đúng khi nói về liệu pháp gen?

A.  Thể truyền có thể gây hư hỏng các gen khác.

B.  Là kĩ thuật thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen lành.

C.  Có thể sử dụng thể truyền là virut đã gây biến đổi hoặc plasmit.

D. Phương pháp này gặp khó khăn trong việc chèn gen lành vào đúng vị trí gen gây bệnh.


1

2

3

4

5

B

C

D

B

A

6

7

8

9

10

A

D

D

C

A

11

12

13

14

15

B

B

B

D

C

Advertisements (Quảng cáo)