Trang Chủ Lớp 11 Đề kiểm tra 15 phút lớp 11

Đề kiểm tra 15 phút Chương 2 Sinh lớp 11: Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K hoạt động như thế nào?

Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K hoạt động như thế nào?;  Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào như thế nào? … trong Đề kiểm tra 15 phút Chương 2 Sinh lớp 11. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

1.Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion

A. Đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion

B. Không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion

C. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion

D. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion

2. Trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương do

A. Nakhi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của màng nên nằm sát màng

B. Kkhi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của màng nên nằm sát màng

C. Kkhi ra ngoài màng tạo cho ở phía trong của màng mang điện tích âm

D. Kkhi ra ngoài màng nên nồng độ của nó cao hơn ở phía trong của màng

3. Cho các trường hợp sau:

(1) Cổng Kvà Nacùng đóng

(2) Cổng Kmở và Nađóng

(3) Cổng Kvà Nacùng mở

(4) Cổng Kđóng và Namở

Trong những trường hợp trên, trường hợp nào không đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi là

A. (1), (3) và (4)

B. (1), (2) và (3)

C. (2) và (4)

D. (1) và (2)

4.. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào

A. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương

B. Bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm

C. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương

D. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương

5. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K hoạt động như thế nào?

A. Vận chuyển Ktừ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ Ksát phái ngoài màng tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng

Advertisements (Quảng cáo)

B. Vận chuyển Ktừ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ Kở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng

C. Vận chuyển Ktừ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ Kở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng

D. Vận chuyển Natừ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ Nasát phía ngoài màng tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng

6. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K chuyển

A. Natừ ngoài tế bào vào trong tế bào

B. Natừ trong tế bào ra ngoài tế bào

C. Ktừ trong tế bào ra ngoài tế bào

D. Ktừ ngoài tế bào vào trong tế bào

7. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,

A. chậm và tốn ít năng lượng

B. chậm và tốn nhiều năng lượng

C. nhanh và tốn ít năng lượng

D. nhanh và tốn nhiều năng lượng

8. Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do

A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực

B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực

C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực

D. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực

Advertisements (Quảng cáo)

9. Cho các trường hợp sau:

(1) Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

(2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo

(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng

(4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?

A. (1) và (4)

B. (2), (3) và (4)

C. (2) và (4)

D. (1), (2) và (3)

1.0. Cường độ kích thích lên sợi trục của một nơron tăng sẽ làm cho

A. biên độ của điện thế hoạt động tăng

B. tần số điện thế hoạt động tạo ra tăng

C. thời gian xuất hiện điện thế hoạt động tăng

D. tốc độ lan truyền điện thế hoạt động tăng

1.1. Xung thần kinh xuất hiện

A. khi xuất hiện điện thế hoạt động

B. tại thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động

C. tại thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động

D. sau khi xuất hiện điện thế hoạt động

1.2. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng trước xináp

B. khe xináp

C. chùy xináp

D. màng sau xináp

1.3. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A. axêtincôlin và đôpamin

B. a xê tin cô lin và serôtônin

C. serôtônin và norađrênalin

D. axêtincôlin và norađrênalin

1.4. Xináp là diện tiếp xúc giữa

A. các tế bào ở cạnh nhau

B. tế bào thần kinh với tế bào tuyến

C. tế bào thần kinh với tế bào cơ

D. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)

1.5. Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

A. khe xináp

B. cúc xináp

C. các ion Ca2+

D. màng sau xináp


1

2

3

4

5

B

A

C

C

D

6 7 8 9 10

C

C

D

B

A

11 12 13 14 15
D B D D C

Advertisements (Quảng cáo)