Trang Chủ Lớp 11 Đề kiểm tra 15 phút lớp 11

Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 11 15 phút Chương 1: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?;  Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào? … trong  Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 11 15 phút Chương 1. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

1. Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

a/ Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.

b/ Dịch tiêu hoá được hoà loãng.

c/ Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về

chức năng.

d/ Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.

2. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

a/ Tiêu hóa ngoại bào.

b/ Tiêu hoá nội bào.

c/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

d/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

3. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

a/ Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

b/ Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

c/ Nhai thức ăn trước khi nuốt.

d/ Chỉ nuốt thức ăn.

4. Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

a/ Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành

những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

b/ Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng

phức tạp thành những chất đơn giản.

c/ Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp

trong khoang túi) và nội bào.

d. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong

khoang túi.

5. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

a/ Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

b/ Tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

c/ Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

Advertisements (Quảng cáo)

d/ Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra

enzim tiêu hoá xellulôzơ.

6. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác

dụng gì?

a/ Làm tăng nhu động ruột.

b/ Làm tăng bề mặt hấp thụ.

c/ Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.

d/ Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

7. Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?

a/ Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2.

b/ Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài.

c/ Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2  bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.

d/ Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.

8. Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đay đúng?

a/ Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

b/ Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

c/ Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

d/ Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

Advertisements (Quảng cáo)

9. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

a/ Sự co dãn của phần bụng.

b/ Sự di chuyển của chân.

c/ Sự nhu động của hệ tiêu hoá.

d/ Vận động của cánh.

1.0: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

a/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.

b/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.

c/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.

d/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.

1.1: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ

a/ Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

b/ Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.

c/ Sự vận động của các chi.

d/ Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.

1.2: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

a/ Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua

miệng vào khoang miệng.

b/ Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua

miệng vàokhoang miệng.

c/ Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng

vàokhoang miệng.

d/ Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng,nước tràn qua miệng

vào khoang miệng.

1.3: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?

a/ Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song

song với dòng nước.

b/ Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song

song và cùng chiều với dòng nước.

c/ Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên

ngang với dòng nước.

d/ Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song

song và ngược chiều với dòng nước.

1.4: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

a/ Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

b/ Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

c/ Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

d/ Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

1.5: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu?

a/ Vì chúng là động vật biến nhiệt.

b/ Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

c/ Vì tim chỉ có 2 ngăn.

d/ Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.


1

2

3

4

5

B

A

B

C

B

6

7

8

9

10

B D A A C
11 12 13 14 15
B B D A C

Advertisements (Quảng cáo)