1. (3d): Trình bày cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch rây?
2. (2d): Em hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng “Ứ giọt trên lá”?
3. (5d): Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào rễ?
1.– Cấu tạo của mạch rây: (1đ)
+ Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
– Thành phần của dịch mạch rây: (1đ)
+ Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
– Động lực của dòng mạch rây: (1đ)
+ Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)
Advertisements (Quảng cáo)
+ Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp
2. – Nước luôn được vận chuyển theo mạch gỗ lên lá và 1 phần nước thoát ra ngoài lá dưới dạng hơi nước. (1đ)
– Nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm không khí tương đối cao gây bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước thoát ra ngoài không khí như ban ngày. (1đ)
“Do đó, nước ứ thành giọt ở rìa lá, nơi có khí khổng.
3. * Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút: (0.5đ)
– Hấp thụ nước (1.5đ)
Advertisements (Quảng cáo)
+ Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)
+ Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:
Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút
Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất
– Hấp thụ ion khoáng (1.5đ)
+ Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:
Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)
Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
* Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: (0.5đ)
– Theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất. (1đ)
+ Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tề bào. Con đường này đi đến nội bì đai Caspari (đai này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ)
+ Con đường tế bào chất : đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào