Bài 9.8: Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Dây bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm.
B. Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm.
C. Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm.
D. Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm.
Chọn B. Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm.
Bài 9.9: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn.
A. \(R = \rho {S \over l}\)
Advertisements (Quảng cáo)
B. \(R = {l \over {\rho S}}\)
C. \(R = {{l{\rm{S}}} \over \rho }\)
D. \(R = \rho {l \over S}\)
Chọn D. \(R = \rho {l \over S}\)
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 9.10: Một cuộn dây điện trở có trị số là 10Ω được quấn bằng dây Nikêlin có tiết diện là 0,1mm2 và có điện trở suất là 0,4.10-6Ωm.
a. Tính chiều dài của dây Nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này.
b. Mắc cuộn dây điện trở nói trên nối tiếp với một điện trở có trị số 5Ω và đặt hai đầu đoạn mạch nối tiếp này một hiệu điện thế là 3V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây điện trở.
a) Chiều dài của dây nikenlin:
\(l = {{R{\rm{S}}} \over \rho } = {{10 \times 0,{{1.10}^{ – 6}}} \over {0,{{4.10}^{ – 6}}}} = 2,5m$\)
b) Điện trở tương đương và cường độ dòng điện trong mạch là:
Rtđ = R1 + R2 = 10 + 5 = 15Ω
\(I = {U \over R} = {3 \over {15}} = 0,2{\rm{A}} \Rightarrow I = {I_1} = {I_2} = 0,2{\rm{A}}\) (R1 nt R2)
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây là: Ucd = IR1 = 0,2.10 = 2V