16-17.7: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn trong thời gian t?
A. \(Q = {{Ut} \over I}\) B. Q = UIt
C. \(Q = {{{U^2}t} \over R}\) D. Q = I2Rt
16-17.8: Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?
A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.
B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.
16-17.9: Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng toả ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?
A. Giảm đi 2 lần.
B. Giảm đi 4 lần.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Giảm đi 8 lần.
D. Giảm đi 16 lần.
16-17.10: Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng toả ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?
A. Q=7,2J B. Q=60J
C. Q=120J D. Q=3600J
16-17.7 |
16-17.8 |
16-17.9 |
16-17.10 |
A |
B |
D |
A |