Bài 16-17.1; 16-17.2:
16-17.1: Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành
A. Cơ năng. B. Năng lượng ánh sáng.
C. Hóa năng D. Nhiệt năng
16-17.2: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
C. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.
D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.
Advertisements (Quảng cáo)
16-17.1 |
16-17.2 |
D |
A |
Bài 16-17.3: Cho hai điện trở R1 và R2. Hãy chứng minh rằng
a. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ thuận với các điện trở đó: \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{{R_1}} \over {{R_2}}}\)
b. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ nghịch với các điện trở đó: \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{{R_2}} \over {{R_1}}}\)
a) Vì R1 và R2 mắc nối tiếp nên chúng có cùng cường độ dòng điện chạy qua. Gọi nhiệt lượng tỏa ra ở các điện trở này tương ứng là Q1 và Q2.
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có: \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{I_1^2{R_1}{t_1}} \over {I_2^2{R_2}{t_2}}}\) vì I1 = I2 (R1 nối tiếp với R2) và t1 = t2 suy ra \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{{R_1}} \over {{R_2}}}\)
b) Vì R1 và R2 mắc song song với nhau nên hiệu điện thế U giữa hai đầu của chúng là như nhau:
Ta có: \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{U_1^2{R_2}{t_1}} \over {U_2^2{R_1}{t_2}}}\) vì U1 = U2 (R1 // R2) và t1 = t2, suy ra \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{{R_2}} \over {{R_1}}}\)
Bài 16-17.4
Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm2. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn? Vì sao? Biết điện trở suất của nikêlin là 0,40.10-6Ω.m và điện trở suất của sắt là12,0.10-8Ω.m
Điện trở của dây nikêlin là:
\({R_1} = {\rho _1}{{{l_1}} \over {{S_1}}} = 0,{4.10^{ – 6}}{1 \over {{{10}^{ – 6}}}} = 0,4\Omega \)
Điện trở của dây sắt là:
\({R_2} = {\rho _2}{{{l_2}} \over {{S_2}}} = {12.10^{ – 8}}{2 \over {0,{{5.10}^{ – 6}}}} = 0,48\Omega \)
Vì hai dây dẫn mắc nối tiếp với nhau và R2 > R1 nên ta có Q2 > Q1.
Vậy dây sắt tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn