Bài 9.11: Người ta dùng dây Nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ωm để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là 4,5Ω và có chiều dài tổng cộng là 0,8m. Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu
Tiết diện của dây nicrom : \(S = \rho .{l \over R} = {{1,{{1.10}^{ – 6}} \times 0,8} \over {4,5}} = 0,{2.10^{ – 6}}({m^2})\)
Đường kính của dây nung là:
\(S = {{\pi {d^2}} \over 4} \Rightarrow d = \sqrt {{{4{\rm{S}}} \over \pi }} = \sqrt {{{4 \times 0,{{2.10}^{ – 6}}} \over {3,14}}} \) = 0,25.10-3m2⇒ d = 0,5 mm
Bài 9.12: Ở các nhà cao tầng người ta thường lắp cột thu lôi để chống sét. Dây nối đầu cột thu lôi xuống đất là dây sắt, có điện trở suất là 12,0.10-8Ωm. Tính điện trở của một dây dẫn bằng sắt này nếu nó dài 40m và có đường kính tiết diện là 8mm.
Advertisements (Quảng cáo)
Tiết diện của dây sắt :
\(S = {{\pi {d^2}} \over 4} = {{3,14 \times {{\left( 8 \right)}^2}} \over 4} = 50,24m{m^2} = 50,{24.10^{ – 6}}{m^2}\)
Advertisements (Quảng cáo)
Điện trở của dây sắt: \(R = \rho {l \over S} = {12.10^{ – 8}} \times {{40} \over {50,{{24.10}^{ – 6}}}} = 9,55\Omega \)
Bài 9.13: Ghép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh và có nội dung đúng.
a. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch b. Điện trở của dây dẫn c. Đối với đoạn mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đâu mỗi điện trở |
1. tỉ lệ thuận với các điện trở. 2. tỉ lệ nghịch với các điện trở. 3. bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch. 4. tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây. |
a – 3 b – 4 c- 2.