Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Vật Lý 9

Bài 2.9, 2.10, 2.11, 2.12 trang 8 SBT Vật Lý 9: Giữa hai đầu một điện trở R1 = 20Ω có một hiệu điện thế là U = 3,2V, tính cường độ dòng điện I1 đi qua điện trở này khi đó  

Bài 2. Điện trở của dây dẫn – định luật Ôm  – SBT Vật Lý lớp 9: Giải bài 2.9, 2.10, 2.11, 2.12 trang 8 Sách bài tập Vật lí 9. Câu 2.9: “Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây”. Phát biểu này đúng hay sai ? Vì sao; Giữa hai đầu một điện trở R1 = 20Ω có một hiệu điện thế là U = 3,2V, tính cường độ dòng điện I1 đi qua điện trở này khi đó  …

Bài 2.9: Dựa vào công thức   \(R = {U \over I}\) có học sinh phát biểu như sau:

“Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây”. Phát biểu này đúng hay sai ? Vì sao ?

Phát biểu trên sai vì: Điện trở phụ thuộc vào bản chất của vật dẫn, không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và hiệu điện thế


Bài 2.11: Giữa hai đầu một điện trở R1 = 20Ω có một hiệu điện thế là U = 3,2V.

a.Tính cường độ dòng điện I1 đi qua điện trở này khi đó.

b. Giữ nguyên hiệu điện thế U đã cho trên đây, thay điện trở R1 bằng điện trở R2 sao cho dòng điện đi qua R2 có cường độ I2 = 0,8I1. Tính R2

a. Cường độ dòng điện qua điện trở:  \({I_1} = {U \over {{R_1}}} = {{3,2} \over {20}} = 0,16{\rm{A}}\)

Advertisements (Quảng cáo)

b. Ta có: I2 = 0,8I1 = 0,8 x 0,16 = 0,128A

 \(\Rightarrow {R_2} = {U \over {{I_2}}} = {{3,2} \over {0,128}} = 25\Omega \)


Bài 2.12: Trên hình 2.3 có vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở R1 và R2.

a.Từ đồ thị này hãy tính trị số các điện trở R1 và R2

b.Tính cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua mỗi điện trở khi lần lượt đặt hiệu điện thế U = 1,8V vào hai đầu mỗi điện trở đó­

Advertisements (Quảng cáo)

 \({R_1} = {{{U_1}} \over {{I_1}}} = {6 \over {0,3}} = 20\Omega ;{R_2} = {{{U_2}} \over {{I_2}}} = {4 \over {0,8}} = 5\Omega \)

\({I_1} = {U \over {{R_1}}} = {{1,8} \over {20}} = 0,09A;{I_2} = {U \over {{R_2}}} = {{1,8} \over 5} = 0,36{\rm{A}}\)


Bài 2.10: Đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một điện trở thì dòng điện đi qua điện trở có cường độ 0,15A.

a.Tính trị số của điện trở này. .

b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này lên thanh 8V thì trị số của điện trở này có thay đổi không ? Trị số của nó khi đó là bao nhiêu ? Dòng điện đi qua nó khi đó có cường độ là bao nhiêu

a.Trị số của điện trở:  \(R = {U \over I} = {6 \over {0,15}} = 40\Omega\)

b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là 8V thì điện trở lúc này không thay đổi. R’ = 40Ω

c. Cường độ dòng điện qua R: \(I = {U \over R} = {8 \over {40}} = 0,2{\rm{A}}\)

Advertisements (Quảng cáo)