Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Toán 9

Bài 4.1, 4.2 trang 104 SBT Toán 9 tập 2: Chứng minh: AB và AC tương ứng là tia phân giác của các góc tạo bở AH và hai tia Am, An của đường thẳng mn

Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung – SBT Toán lớp 9: Giải bài 4.1, 4.2 trang 104 Sách bài tập Toán 9 tập 2. Câu 4.1: Cho đường tròn tâm O bán kính R. Lấy ba điểm bất kỳ A, B, C trên đường tròn (O); Chứng minh: AB và AC tương ứng là tia phân giác của các góc tạo bở AH và hai tia Am, An của đường thẳng mn…

Câu 4.1: Cho đường tròn tâm O bán kính R. Lấy ba điểm bất kỳ A, B, C trên đường tròn (O). Điểm E bất kỳ thuôc đoạn thẳng AB (và không trùng với A, B). Đường thẳng d đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng OA cắt đoạn thẳng AC tại điểm F. Chứng minh \(\widehat {BCF} + \widehat {BEF} = {180^0}\).

Kẻ tiếp tuyến At của đường tròn (O)

At \( \bot OA\) (tính chất tiếp tuyến)

\(EF \bot OA\) (gt)

Suy ra: At // EF

\(\widehat {EFA} = \widehat {CAt}\) (so le trong)

\(\widehat {CBA} = \widehat {CAt}\) (hệ quả góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung)

Suy ra: \(\widehat {EFA} = \widehat {CBA}\)  hay \(\widehat {EFA} = \widehat {CBE}\)

\(\widehat {EFA} + \widehat {EFC} = {180^0}\) (hai góc kề bù)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\overparen{CBE}\) + \(\overparen{EFC}\) = 1800      (1)

Trong tứ giác BCFE ta có:

\(\overparen{BCF}\) + \(\overparen{BEF}\) + \(\overparen{CBE}\) + \(\overparen{CFE}\) =  3600   (tổng các góc trong tứ giác)            (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {BCF} + \widehat {BEF} = {180^0}\)


Câu 4.2: Cho tam giác ABC vuông ở A, AH và AM tương ứng là đường cao và đường trung tuyến kẻ từ A của tam giác đó. Qua điểm A kẻ đường thẳng mn  vuông góc với AM. Chứng minh: AB và AC tương ứng là tia phân giác của các góc tạo bở AH và hai tia Am, An của đường thẳng mn.

Advertisements (Quảng cáo)

∆ABCvuông tại A, có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC

\( \Rightarrow AM = MB = MC = {1 \over 2}BC\) (tính chất tam giác vuông)

\( \Rightarrow \) ∆AMB cân tại M

\( \Rightarrow \widehat B = \widehat {BAM}\)            (1)

\(mn \bot AM\) (gt)

\( \Rightarrow \widehat {mAM} + \widehat {BAM} = {90^0}\)       (2)

∆AHB vuông tại H

\( \Rightarrow \widehat B + \widehat {BAH} = {90^0}\)      (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: \(\widehat {mAB} = \widehat {BAH}\). Vậy AB là tia phân giác của \(\widehat {mAH}\).

∆AMC cân tại M \( \Rightarrow \widehat {MAC} = \widehat C\)            (4)

                                    \(mn \bot AM\) (gt) \( \Rightarrow \widehat {MAC} + \widehat {nAC} = {90^0}\)          (5)

∆AHC vuông tại H \( \Rightarrow \widehat {HAC} + \widehat C = {90^0}\)            (6)

Từ (4), (5) và (6) suy ra: \(\widehat {HAC} = \widehat {nAC}\). Vậy AC là tia phân giác của \(\widehat {HAn}\)

Advertisements (Quảng cáo)