Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 28.1, 28.2, 28.3, 28.4 trang 34, 35 SBT Hóa học 9: Một em học sinh làm thí nghiệm như sau : Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí C02 vào ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím có biến đổi không ?

Bài 28. Các oxit của cacbon – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 28.1, 28.2, 28.3, 28.4 trang 34, 35 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 28.1: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt : oxi, hiđro, clo và cacbon đioxit; Một em học sinh làm thí nghiệm như sau: Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí C02 vào ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím có biến đổi không ?…

Bài 28.1: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt : oxi, hiđro, clo và cacbon đioxit. Dựa vào tính chất của các chất, làm thế nào để nhận biết được mỗi khí trên ?

– Bình nào có khí màu vàng lục là khí Cl2.

– Lần lượt cho 3 khí còn lại lội qua dd Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa trắng là C02.

    C02 + Ca(OH)2 —> CaC03 + H2O

– Trong 2 khí còn lại, khí nào làm bùng cháy tàn đóm đỏ là oxi, khí còn lại là H2.


Bài 28.2: So sánh tính chất hoá học của CO và C02. Cho các thí dụ minh hoạ.

Giống nhau : CO và C02 là oxit.

Khác nhau : CO2 là oxit axit : C02 + Ca(OH)2 —>   CaC03 + H20.

CO là oxit trung tính.

Advertisements (Quảng cáo)

C02 là chất oxi hoá : C + C02 —> 2CO.

CO là chất khử: 2CO + 02 —> 2C02.


Bài 28.3: Một em học sinh làm thí nghiệm như sau : Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí C02 vào ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím có biến đổi không ? Nếu đun nóng nhẹ ống nghiệm thì màu của giấy quỳ tím biến đổi ra sao ? Hãy giải thích và viết các phương trình hoá học, nếu có.

Khí C02 tan một phần vào nước tạo thành dung dịch H2C03 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Khi đun nóng nhẹ, độ tan của C02 trong nước giảm, CO2) bay ra khỏi dung dịch, giấy quỳ trở lại màu tím ban đầu.


Bài 28.4: Có những khí sau

Advertisements (Quảng cáo)

A. Cacbon đioxit ;       B. Clo ;       C. Hiđro ;      D. Cacbon oxit ;         E. Oxi.

Hãy cho biết, khí nào

a)  có thể gây nổ khi đốt cháy với oxi.

b)  có tính chất tẩy màu khi ẩm.

c)  làm đổi màu dung dịch quỳ tím.

d) làm bùng cháy tàn đóm đỏ

a) Khí có thể gây nổ khi đốt cháy với oxi là khí H2.

b) Khí có tính chất tẩy màu khi ẩm là khí Cl2.

c) Khí làm đổi màu dung dịch quỳ tím là khí cacbon đioxit.

d) Khí làm bùng cháy tàn đóm đỏ là khí oxi.

Advertisements (Quảng cáo)