Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Sinh học 8

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 49 SBT Sinh 8: Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động nào ?

Chương 5 Tiêu hóa SBT sinh lớp 8. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 49 Sách bài tập Sinh học 8. Câu 1: Nêu sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá và hoạt động tiêu hoá…

Bài 1. Nêu sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá và hoạt động tiêu hoá.

– Quá trình tiêu hoá : bao gồm các hoạt động ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.

– Hoạt động tiêu hoá : Thực chất là biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hoá học thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

Bài 2. Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động nào ?

Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau :

– Ăn.

– Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá.

Advertisements (Quảng cáo)

– Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến đổi lí học, biến đổi hoá học) thức ăn thành chất dinh dưỡng.

– Hấp thụ chất dinh dưỡng.

– Thải phân.

 Bài 3. Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng diễn ra như thê nào ?

Advertisements (Quảng cáo)

■ 

Biến đổi lí học

Biến đổi hoá học

1. Các thành phần tham gia

–    Các tuyến nước bọt.

–    Răng, lưỡi, cơ môi, má.

Enzim amilaza.

2. Vai trò

–    Làm ướt, làm mềm, làm nhuyễn thức ăn.

–   Làm cho thức ăn thấm nước bọt tạo điều kiện cho biến đổi hoá học.

–    Tạo viên thức ăn.

Biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ.

Bàỉ 4. Các hoạt động của quá trình tiêu hoá có mối liên quan với nhau như thê nào ?

Các hoạt động tiêu hoá có mối liên quan với nhau về chức năng như sau :

– Ăn là hoạt động khởi đầu giúp đưa thức ăn vào trong miệng, khoang đầu tiên của ống tiêu hoá. Không có “ăn” thì cũng chẳng có các hoạt động tiếp sau của

quá trình tiêu hoá.

– Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá giúp thức ăn đã đưa vào miệng được vận chuyển tới các phần tiếp theo của ống tiêu hoá để được tiêu hoá và hấp thụ.

– Tiêu hoá là hoạt động chức năng quan trọng giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để có thể hấp thụ qua thành ruột vào máu và bạch huyết để đưa tới các tế bào của cơ thể.

– Hấp thụ chất dinh dưỡng cũng là hoạt động quan trọng giúp quá trình tiêu hoá hoàn thành được vai trò của mình đối với cơ thể sống.

– Thải phân là hoạt động hệ quả giúp thải loại những chất bã, độc hại của quá trình tiêu hoá ra khỏi cơ thể.

Bài 5. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Biến đổi lí học

Biến đổi hoá học

1. Các thành phần tham gia

–    Các tuyến vị.

–    Các lớp cơ của dạ dày.

Enzim pepsiri.

2. Vai trò

–    Hoà loãng thức ăn.

–    Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và nghiền bóp nhuyễn thức ăn.

Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

Advertisements (Quảng cáo)