Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Sinh học 8

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 17 SBT Sinh 8: Trình bày cấu tạo một bắp cơ và cấu tạo tê bào cơ.

Chương 2 Vận động Sách bài tập Sinh học 8. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 17 Sách bài tập Sinh học 8. Giải bài tập trang 17 chương 2 vận động Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 1: Bộ xương người gồm những phần nào ? Bộ xương có chức năng gì ? Phân biệt đặc điểm của các loại xương…

Bài 1. Bộ xương người gồm những phần nào ? Bộ xương có chức năng gì ? Phân biệt đặc điểm của các loại xương.

– Bộ xương người bao gồm các phần :

+ Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.

+ Xương thân gồm xương sống, xương sườn, xương ức.

+ Xương chi có xương chi trên (tay) và xương chi dưới (chân).

– Chức năng của bộ xương : vận động, nâng đỡ và bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể, trong đó hai chức năng vận động và nâng đỡ là chính.

– Các loại xương :

Loại xương

Đặc điểm

Xương ngắn

–    Ngắn.

–    Dưới lớp màng xương là mô xương cứng, bên trong mô xương cứng là mô xương xốp chứa tuỷ đỏ.

–    Không có khoang lớn ở giữa chứa tuỷ xương.

Ví dụ : xương đốt sống, xương cổ tay, xương cổ chân.

Xương dài

–    Dài.

–     Đầu là mô xương xốp ; phần đầu khớp được bọc lớp sụn nhẵn.

–    Ở giữa là thân xương hình ống, có mô xương cứng và khoang lớn ở giữa chứa tuỷ xương (tuỷ đỏ ở trẻ em và tuỷ vàng ở người trưởng thành). Ví dụ : xương cánh tay, xương cẳng tay, xương đùi, xương cẳng chân.

Xương dẹt

–    Dẹt, mỏng.

–    Dưới lớp màng xương là mô xương cứng, rồi đến mô xương xốp.

–    Không có khoang lớn ở giữa chứa tuỷ xương.

Ví dụ : xương sọ, xương mặt, xương bả vai, xương cánh chậu.

Bài 2. Trình bày cấu tạo một bắp co và cấu tạo tê bào cơ.

– Cấu tạo bắp cơ :

+ Bắp cơ thường hình thoi, hai đầu có gân bám vào các xương qua khớp.

+ Bắp cơ do nhiều bó cơ họp thành.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ gọi là sợi cơ.

– Cấu tạo của tế bào cơ (sợi cơ):

+ Tế bào cơ gồm nhiều tơ cơ.

+ Tơ cơ gồm hai loại: tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất.

+ Tế bào cơ dài nhiều nhân và gồm nhiều đơn vị cấu trúc.

+ Sự phân bố xen kẽ giữa tơ cơ dày và tơ cơ mảnh ở các đơn vị cấu trúc kế tiếp nhau tạo nên đĩa sáng và đĩa tối.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 3. Cẩn làm gì để hết mỏi cơ ? Rèn luyện cơ bằng cách nào ?

Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt dộng chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Để lao động năng suất cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức để đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Rèn luyện thân thể thông qua lao động, thể thao làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ.

Bài 4. Khả năng co cơ phụ thuộc vào yếu tố nào ?

Khả năng co cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau :

– Hệ thần kinh : Nếu thần kinh tốt, tinh thần sảng khoái thì khả năng co cơ tốt hơn.

– Thể tích của cơ : Bắp cơ lổm thì khả năng co mạnh hơn.

– Lực co cơ : Lực co càng mạnh, công sinh ra càng lớn.

– Khả năng dẻo dai và bền bỉ, làm việc lâu không bị mỏi.

Việc luyện tập thường xuyên làm cho cơ rắn chắc, phát triển cân đối và tăng độ dẻo dai, bền bỉ, lực co mạnh hơn.

Bài 5. Sự tiến hoá của hệ co nguòi so với hệ cơ thú đuọc thể hiện như thế nào ?

Tiến hoá biểu hiện ở sự phân hoá về cấu tạo, đồng thời chuyên hoá về chức năng của hệ cơ người so với thú. Cụ thể :

– Có sự phân hoá cơ tay và cơ chân gắn với chức năng của chi và đặc điểm phân hoá xương chi:

+ Cơ tay phân chia thành các nhóm cơ giúp tay cử động linh hoạt để có thể thực hiện những động tác lao động phức tạp ; có nhiều cơ vận động ngón cái giúp ngón cái khoẻ và linh hoạt.

+ Cơ chân có xu hướng tập trung thành các nhóm cơ lớn, khoẻ.

– Cơ vận động lưỡi phát triển.

– Cơ mặt phân hoá giúp con người có thể biểu hiện tình cảm, các trạng thái khác nhau qua thay đổi nét mặt.

Advertisements (Quảng cáo)