Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Sinh học 7

Bài 5, 6, 7, 8 trang 82 SBT Sinh 7: Hãy nêu những đặc điểm của hệ hô hấp

Chương 6 Ngành động vật có xương sống SBT Sinh lớp 7. Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 82 Sách bài tập Sinh học 7. Câu 5: Lập bảng phân biệt cấu tạo của các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch…

Bài 5. Lập bảng phân biệt cấu tạo của các co quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.

Các cơ quan

Ếch

Thằn lằn

Tim

3 ngăn : 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất

3 ngăn : 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn hụt (4 ngăn chưa hoàn toàn)

Phổi

Cấu tạo đơn giản, ít vách ngăn

Cấu tạo phức tạp hơn : có nhiều vách nsăn và nhiều mao mạch bao quanh

Thận

Thận giữa

Thận sau (hậu thận) có khả năng hấp thu lại nước

Bài 6. Hãy nêu những đặc điểm của hệ hô hấp và hệ tuấn hoàn của thằn lằn bóng hoàn chinh hơn so với ếch đồng.

Về hệ hô hấp : Thằn lằn có khí quản, phế quản đặc biệt là phổi phát triển hơn so với ếch. Phổi thằn lằn có nhiều vách ngăn hơn, do đó diện tích trao đổi khí của phổi tăng lên. Đây cũng chính là một trong các yếu tố giúp thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

Về hệ tuần hoàn : Tâm thất của thằn lằn có vách ngăn hụt, do đó khi tâm thất co bóp, vách hụt chạm vào đáy tâm nhĩ nên nửa tâm thất trái chứa nhiều máu đỏ tươi hơn. Mặc dù máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha nhưng chứa nhiều O2 hơn so với máu ếch.

Bài 7. Hãy điền các thông tin phù hợp vào bảng về sự đa dạng thành phần loài của lớp Bò sát

Bài 8. Nêu đặc điểm chung cùa lóp Bò sát.

Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn : da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong ; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.

Advertisements (Quảng cáo)