Bài 6. Nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi với đời sống của bộ Thú túi.
Bộ Thú túi đại diện là kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương có các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống như : cao tới 2m để dễ phát hiện kẻ thù và đồng loại, chi sau lớn, khoẻ để có thể chạy tốt, thoát hiểm ở đồng cỏ mênh mông. Vú có tuyến sữa, con sơ sinh sống trong túi da ở bụng thú mẹ.
Thú túi có tập tính di chuyển bằng cách nhảy, có thể nhảy với vận tốc 40 – 50 km/h.
Bài 7. Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.
Chúng có màng cánh rộng có tác dụng đẩy không khí, thân ngắn và hẹp nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt. Chi sau do yếu nên có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể. Khi bắt đầu bay, chân rời vật bám và tự buông mình từ cao. Bộ xương nhẹ, xương mỏ ác có mấu lưỡi hái dùng làm chỗ bám cho cơ vận động cánh.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 8. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở nước.
Cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước, cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn không phân biệt với thân, lông tiêu biến trừ phần đầu có lông, làm giảm sức cản của nước và giúp cơ thể rẽ nước dễ dàng. Lớp mỡ dưới da rất dày như một chiếc phao bơi vừa làm giảm trọng lượng cơ thể vừa giúp giữ thân nhiệt ổn định, chi trước biến đổi thành vây bơi có dạng bơi chèo, chi sau tiêu biến hẳn làm giảm sức cản của nước, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. Phổi rất lớn và có nhiều phế nang giúp cơ thể lặn được lâu. Hàm không có răng, có nhiều tấm sừng có tác dụng lọc thức ăn trong nước. Đôi tuyến vú nằm ở bên trong túi phía háng, hai bên khe sinh dục, do đó sữa không bị trộn lẫn với nước biển khi cho con bú.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 9. Trình bày đặc điểm chung của thú móng guốc. Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ.
– Đặc điểm chung của thú móng guốc : tầm vóc thường to lớn, có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốcễ Chân cao
nên di chuyển nhanh, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.
Thú móng guốc gồm 3 bộ :
+ Bộ Guốc chẩn, đại diện : lợn, bò, hươu.
+ Bộ Guốc lẻ, đại diện : tê giác, ngựa.
+ Bộ Voi, đại diện : voi.
– Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ.
Thú guốc chẵn |
Thú guốc lẻ |
Có số ngón chân chẵn, có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau. Đầu mỗi ngón có hộp sừng bảo vộ gọi là guốc. Sống đơn độc hoặc theo đàn. Đa số ăn thực vật, một số ăn tạp và nhiều loài nhai lại |
Có số ngón chân lẻ, có một ngón chân giữa phát triển hơn. Ăn thực vật, không nhai lại. Sống từng đàn hoặc đơn độc, có sừng (tê giác) hoặc không có sừng (ngựa)
|